Soạn giáo án toán 4 kết nối tri thức Bài 41: Nhân, chia với 10, 100, 1000, …
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 4 Bài 41: Nhân, chia với 10, 100, 1000, … - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn mới để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 41: NHÂN, CHIA VỚI 10, 100, 1000, …
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hiện được phép nhân với 10, 100, 1000,… và phép chia cho 10, 100, 1000,..
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện trong thực tế.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
- Đối với học sinh
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy, …)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: NHÂN, CHIA VỚI 10, 100, 1000, … | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS trò chơi Ai gọi đó? Luật chơi như sau: HS sẽ hô: Cốc cốc cốc!!! GV đáp: Ai gọi đó? HS trả lời: Tôi là Mười. GV đáp: 10 nhân (với 1 số bất kì) ví dụ 10 nhân 5. HS trả lời: bằng 50 - GV khi đặt câu hỏi nên đi xuống dưới lớp và chỉ đích danh một bạn nào đó có thể ngồi và trả lời. - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học. Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng học cách nhân chia một số với 10, 100, 1000, … “Bài 41: nhân, chia với 10, 100, 1000, ….”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: - HS thực hiện được phép nhân với 10, 100, 1000, ... và phép chia với 10, 100, 1000,... b. Cách thức tiến hành: Đặt vấn đề. - GV đặt vấn đề: + Đối với các phép tính nhân hoặc chia cho 10, 100, 1000 ngoài cách đặt tính, liệu chúng ta có thể tính nhẩm một cách nhanh chóng được không? - GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK, yêu cầu học sinh đưa ra phép tính để tính số lá cờ. - GV diễn giải hình ảnh cho HS hiểu được câu chuyện: Nam nhận xét: “Có 10 dây cờ, mỗi dây có 36 lá cờ.”; Việt băn khoăn: “Có tất cả bao nhiêu lá cờ?”; Mai đưa ra phép tính: “36 10”; Rô-bốt bật mí: “Tớ có thể nhẩm ngay được kết quả đấy!”. - GV giảng: + Các phép nhân với 10, 100, 1000, … và phép chia cho 10, 100, 1000, …có thể nhẩm ngay được mà không cần đặt tính dọc. - GV cho HS nhìn vào mục a) và b) trong sách GK. - GV hướng dẫn: + Với phép nhân với số 10, ta có thể nhẩm thành nhân với một chục. VD: 36 10 = 36 1 chục = 36 chục = 360. Ngược lại ta có phép chia cho 10: 360 : 10 = 36 + Với phép nhân với 100, ví dụ: 36 100 Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân ta có: 36 100 = 36 10 10 = 360 10 = 3600 Ngược lại ta có phép chia: 3600 : 100 = 36. Tương tự như thế với phép nhân với 1000 36 1 000 = 36 000 36 000 : 1 000 = 36 - GV nhận xét: + Khi nhân một số tự nhiên với 10, ta viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. Khi nhân một số tự nhiên với 100 ta viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải số đó. Khi nhân một số tự nhiên với 1000 ta thêm ba chữ số 0 vào bên phải số đó. - GV đặt ra câu hỏi và mời một HS trả lời: + Vậy khi nhân một số tự nhiên với 10 000 thì ta phải nhẩm như thế nào? - GV nhận xét và nhấn mạnh: + Vậy số các chữ số 0 viết thêm này tương ứng với số các chữ số 0 của số 10, 100, 1000, … + Tương tự cho phép chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000, … ta bớt đi một, hai, ba, … các chữ số 0 ở bên phải số đó. - GV cho HS đọc phần nhận xét trong SGK, ghi nhớ hoặc ghi lại vào trong vở, sau đó chuyển sang hoạt động tiếp theo. II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn tập về phép nhân với 10, 100, 1 000, ... và phép chia cho 10, 100, 1 000, … b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề. Tính nhẩm 14 10 1 348 100 5 629 1 000 18 390 : 10 328 000 : 100 378 000 : 1 000. - GV có thể tổ chức bài tập này dưới dạng hỏi đáp. - GV mời 2 HS trả lời:
- GV mời một HS nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV sửa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Rô-bốt chạy 10 vòng quanh sân vận động. Biết mỗi vòng quanh sân dài 375m. Hỏi Rô-bốt đã chạy bao nhiêu mét? - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - GV hướng dẫn bằng cách đưa ra những câu hỏi: + Đề bài cho biết gì? + Cần tính gì? + Làm sao để tính? - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV gọi 1 HS trình bày kết quả.
- GV cho HS chữa bài, chốt đáp án. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được cách tính nhẩm khi nhân, chia một số cho 10, 100, 1000, ... b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Trong hội trường, các hàng ghế được xếp đều nhau ở hai bên lối đi. Biết mỗi hàng ghế ở hai bên lối đi đều có 8 chỗ ngồi. Hỏi hội trường có tất cả bao nhiêu chỗ ngồi? - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân. - GV hướng dẫn bằng cách đưa ra những câu hỏi: + Đề bài cho biết gì? + Cần tính gì? + Làm sao để tính?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó mời một HS lên bảng trình bày.
- HS có thể trình bày theo cách thứ hai: Tính số ghế trong mỗi hàng (tính cả hai bên lối đi) rồi sau đó tính số ghế trong hội trường. Cả hai cách đều có kết quả như nhau. - GV chữa bài, chốt đáp án, khen các HS hoàn thành nhanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2: Luyện tập. |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS quan sát. - HS trả lời: 36 10
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát mục a) và b) trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: + Ta cần thêm bốn chữ số 0 vào bên phải của số đó. - HS lắng nghe.
- HS thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời: 14 10 = 140 1 348 100 = 134 800 5 629 1 000 = 5 629 000 18 390 : 10 =1 839 328 000 : 100 = 3 280 378 000 : 1 000 = 378
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán. - HS trả lời trong đầu: + Đề bài cho biết số vòng mà Rô-bốt đã chạy. Và chiều dài một vòng sân. + Đề bài yêu cầu tính quãng đường mà Rô-bốt đã chạy. + Sử dụng phép nhân để tính. - HS trả lời: Bài giải Rô-bốt đã chạy số mét là: 375 10 = 3 750 (m) Đáp số: 3 750 m - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS đọc đề và quan sát hình ảnh SGK. - HS suy nghĩ, trả lời trong đầu. + Đề bài cho biết số hàng ghế, số dãy ghế và số ghế trong mỗi hàng ở mỗi bên của lối đi. + Cần tính số ghế có trong hội trường. + Tính bằng cách tính số ghế ở mỗi bên của lối đi hoặc tính số ghế có trong mỗi hàng (tính cả hai bên lối đi). - HS trình bày: Bài giải Ở một bên của lối đi có số chỗ ngồi là: 8 10 = 80 (chỗ ngồi) Trong hội trường có tất cả số chỗ ngồi là: 80 2 = 160 (chỗ ngồi) Đáp số: 160 chỗ ngồi.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều