Soạn giáo án toán 4 kết nối tri thức Bài 17: Yến, tạ, tấn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 4 Bài 17: Yến, tạ, tấn sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn mới để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG

BÀI 17: YẾN, TẠ, TẤN 

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng: 

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đó với ki-lô-gam.
  • Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.
  • Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo khối lượng. 
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra.
  • Năng lực giao tiếp toán học: Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra. 
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án. 
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Hình vẽ ở phần Khám phá.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS.
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: YẾN, TẠ, TẤN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: “Các em có biết loài động vật nào lớn nhất hành tinh không?”

→ GV chốt đáp án đúng: “Cá voi xanh là động vật lớn nhất trên thế giới”.

- GV có thể giới thiệu thêm một số đặc điểm về cá voi xanh và thông tin: “Cá voi xanh còn nặng hơn khủng long!!!”

- GV dẫn dắt vào bài học: “Vậy các em có biết các nhà khoa học đã sử dụng đơn vị đo nào để đo cân nặng của những loài có kích thước khổng lồ như vậy không? Cô trò mình sẽ được giải đáp thắc mắc này trong bài học hôm nay: “Bài 17: Yến, tạ, tấn – Tiết 1: Yến, tạ, tấn”.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu: Nhận biết được các đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn và quan hệ giữa các đơn vị đó với ki-lô-gam. 

b. Cách thức tiến hành

- GV giới thiệu tình huống trong khám phá: 

“Nam và Mai đang tìm kiếm thông tin về những loài động vật nặng nhất thế giới”

- GV dẫn dắt và nêu bài toán: “190 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam?”

Thông qua tình huống, GV giới thiệu cho HS các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam đó là: tấn, tạ, yến.

- Để đo các vật có khối lượng lên tới hàng chục kilogam thì người ta sẽ sử dụng 1 đơn vị mới có tên gọi là yến.

1 yến = 10 kg

10 kg = 1 yến

- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi:

"Nếu như những vật có khối lượng lên tới hàng chục yến thì có đơn vị khác hay không?"

GV giới thiệu đơn vị tạ:

1 tạ = 10 yến = 100 kg

100 kg = 10 yến = 1 tạ

- GV dẫn dắt giới thiệu đơn vị tấn: "Khi có 10 tạ, chúng ta lại có 1 đơn vị mới, đơn vị này tên gọi là tấn." 

Quy tắc đổi:

1 tấn = 10 tạ = 1000 kg

1000 kg = 10 tạ = 1 tấn

- GV cho HS trao đổi thông tin về cách người ta sử dụng đơn vị đo khối lượng này trong thực tế.

Ví dụ:

+ Khi nói về khối lượng nông sản thu hoạch được hay khi trao đổi mua bán nông sản ở chợ người ta thường dùng đơn vị đo nào?

+ Khi nói về khối lượng của gia súc người ta thường dùng đơn vị nào?


+ Với tải trọng của các loại xe người ta thường dùng đơn vị nào?


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- Thực hiện được việc ước lượng các kết quả đo lường trong một số trường hợp đơn giản.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi và tính toán với các số đo khối lượng.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến đo khối lượng, làm tròn số trong một số trường hợp đơn giản. 

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Chọn số cân nặng thích hợp với mỗi con vật.

- GV cho HS hoạt động cặp đôi ước lượng cân nặng của mỗi con vật. 

- GV hướng dẫn HS:

+ Sắp xếp các con vật theo thứ tự tăng dần về cân nặng.

+ Dự đoán cân nặng ứng với từng con vật. 

- GV mời 1 HS đọc kết quả, cả lớp so sánh, nhận xét bài làm của bạn. 

- GV chữa bài, rút kinh nghiệm cho các bài tập sau. 








Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Số ?

a) 2 yến = ? kg

20 kg = ? yến

b) 3 tạ = ? kg

300 kg = ? tạ

4 tạ = ? yến

40 yến = ? tạ

c) 2 tấn = ? kg

2 000 kg = ? tấn 

3 tấn = ? tạ

30 tạ = ? tấn

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán, chuyển đổi các số đo khối lượng. 

- GV hướng dẫn HS: 

+ Khi chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn, HS có thể vận dụng phép nhân số có hai chữ số hoặc ba chữ số với số có một chữ số (dựa trên mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng đã học) để thực hiện việc chuyển đổi. 

+ Ngược lại, khi thực hiện chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị đo bé hơn sang đơn vị đo lớn hơn, HS có thể sử dụng kết quả của phép chuyển đổi ở ngay trước đó (ví dụ: Vì 2 tạ = 200 kg, nên ta có 200 kg = 2 tạ). 

- GV mời 3 HS lên bảng giải bài, cả lớp so sánh với bài làm của mình và nhận xét.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng. 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Tính.

a) 45 tấn – 18 tấn

b) 17 tạ + 36 tạ

c) 25 yến 4

d) 138 tấn : 3

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài cá nhân, sau đó trao đổi kết quả với bạn bên cạnh, thống nhất đáp án.

- GV chấm vở của 5 HS.

- GV mời 4 HS lên bảng giải bài.

- GV nhận xét, chữa bài. 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Chọn câu trả lời đúng.

Có một con voi vừa chào đời ở vườn quốc gia. Bằng cách làm tròn đến hàng chục, người quản lí nói voi con nặng khoảng 120 kg. Vậy trên thực tế, số đo nào dưới đây có thể là số đo cân nặng của voi con?

A. 1 tạ 3 yến

B. 1 tạ 17 kg

C. 1 tạ 2 kg

D. 1 tạ 9 kg

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành bài tập.

- GV yêu cầu HS phân tích được với số đo cân nặng như thế nào thì có thể làm tròn là 120 kg (các số đo trong phạm vi từ 115 kg đến 124 kg làm tròn đến hàng chục sẽ nhận được kết quả là 120 kg).

- GV mời 3 HS trình bày kết quả.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng. 

- GV đặt thêm câu hỏi: “Nếu làm tròn mỗi số đo khối lượng ở trên đến hàng chục thì kết quả nhận được như thế nào?”






* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập 





- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời. HS có thể đưa ra một số đáp án như voi, khủng long, tê giác… 











- HS chú ý nghe, tiếp thu kiến thức.


- HS hình thành động cơ học tập. 





















- HS chú ý nghe, thảo luận, suy nghĩ. 




- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 



- HS ghi vở, đọc to.

+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.





- HS ghi vở, đọc to.

+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.





- HS ghi vở, đọc to.

+ Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh.

- HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và trả lời các câu hỏi.

+ Khi nói về khối lượng nông sản thu hoạch được hay khi trao đổi mua bán nông sản ở chợ người ta thường dùng đơn vị đo yến.

+ Khi nói về khối lượng của gia súc người ta thường dùng đơn vị tạ.

+ Với tải trọng của các loại xe người ta thường dùng đơn vị tấn, tạ.


















- HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành theo yêu cầu. 





- Kết quả:

+ Thứ tự các con vật: mèo, khỉ, bò, voi

+ Thứ tự số đo cân nặng: 4 kg, 4 yến, 4 tạ, 4 tấn

→ Các con vật với cân nặng tương ứng là: 

Mèo: 4 kg

Khỉ: 4 yến

Bò: 4 tạ

Voi: 4 tấn













- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 

- Kết quả: 

a) 2 yến = 20 kg

20 kg = 2 yến

b) 3 tạ = 300 kg

300 kg = 3 tạ

4 tạ = 40 yến

40 yến = 4 tạ

c) 2 tấn = 2 000 kg

2 000 kg = 2 tấn 

3 tấn = 30 tạ

30 tạ = 3 tấn












- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 

- Kết quả: 

a) 45 tấn – 18 tấn = 27 tấn

b) 17 tạ + 36 tạ = 53 tạ

c) 25 yến 4 = 60 yến

d) 138 tấn : 3 = 46 tấn












- HS trao đổi cặp đôi, thực hiện đổi các số đo khối lượng đã cho và thực hiện làm tròn số đo khối lượng đến hàng chục. 

- Kết quả: 

A. 1 tạ 3 yến = 100 kg + 30 kg = 130 kg

B. 1 tạ 17 kg = 100 kg + 17 kg = 117 kg

C. 1 tạ 2 kg = 100 kg + 2kg = 102 kg

D. 1 tạ 9 kg = 100 kg + 9 kg = 109 kg

Làm tròn các kết quả đến hàng chục: A. 130 kg; B. 120 kg; C. 100 kg; D. 110 kg

→ Chọn đáp án B.


- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm





- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV viết bài toán lên bảng.

Ví dụ: Tính.

a. 30 tấn + 12 tạ

b. 96 tạ : 60 yến

- GV hướng dẫn HS: Quan sát các phép tính, HS thấy hai đơn vị khác nhau. Từ đó, HS biết được phải đổi về cùng một đơn vị rồi mới thực hiện tính toán được.

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét bài làm. HS trả lời đúng sẽ được tuyên dương. 



- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa gợi nhắc lại kiến thức về 3 đơn vị đo khối lượng được học ở tiết 1. Sau đây, cô trò mình cùng luyện tập kiến thức này trong “Bài 17: Yến, tạ, tấn – Tiết 2: Luyện tập”.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến chuyển đổi số đo khối lượng và củng cố kĩ năng suy luận trực tiếp với bài toán logic.

- Củng cố kiến thức về lựa chọn khả năng (chắc chắn, có thể, không thể). 

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Dựa vào thông tin và hình vẽ dưới đây, hãy xác định cân nặng của mỗi con vật. Biết rằng cân nặng của ba con vật đó là: 1 300 kg, 1 tấn và 2 tấn. 

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện giải bài tập.

- GV yêu cầu HS đổi số đo về cùng một đơn vị, sắp xếp các số đo cân nặng đã cho theo thứ tự tăng dần và suy luận để so sánh cân nặng của các con vật từ gợi ý cho trước. 

- GV mời 1 HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét.

- GV chữa bài, chốt đáp án. 




Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Số ?

a) 4 yến 5 kg = ? kg

b) 5 tạ 5 kg = ? kg

c) 6 tấn 40 kg = ? kg

d) 3 tạ 2 yến = ? yến

e) 5 tấn 2 tạ = ? tạ

g) 4 tấn 50 yến = ? yến

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện chuyển đổi đơn vị đo.

- GV hướng dẫn HS thực hiện chuyển đổi số đo khối lượng với đơn vị phức:

+ Thực hiện đổi đơn vị phức sang đơn vị cần tìm (ví dụ: Để đổi 4 yến 5 kg đổi sang kg, ta cần đổi 4 yến sang kg, 5 kg giữ nguyên).

+ Sau khi đổi đơn vị xong, ta thực hiện phép cộng để tính toán ra kết quả. 

- GV mời 6 HS lên bảng trình bày kết quả.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài, rút kinh nghiệm cho bài sau. 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Chọn câu trả lời đúng.

Rô-bốt chọn một trong ba ô cửa.

Sau mỗi ô cửa là một trong ba con vật: con dê trắng cân nặng 6 yến, con dê đen cân nặng 30 kg, con bò cân nặng 2 tạ.

Trong các câu dưới đây, câu nào đúng?

A. Phía sau cánh cửa mà Rô-bốt chọn chắc chắn có con bò cân nặng 20 kg.

B. Phía sau cánh cửa mà Rô-bốt chọn có thể có một con dê đen cân nặng 3 tạ.

C. Phía sau cánh cửa mà Rô-bốt chọn có thể có một con dê trắng cân nặng 60 kg. 

- GV giới thiệu tình huống: “Phía trước Rô-bốt có ba ô cửa, ở sau mỗi ô cửa sẽ có một con vật khác nhau. Bây giờ Rô-bốt sẽ chọn một trong số ba ô cửa đó”.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, chia sẻ nhận định đối với từng câu mô tả. 

- GV cho HS hoạt động nhóm 4 người. 

- GV hướng dẫn:

+ Theo đề bài, con bò nặng 2 tạ. HS cần đổi đơn vị tạ sang kg để so sánh với 20 kg theo nhận định câu A.

+ Theo đề bài, con dê đen nặng 30 kg. HS cần đổi đơn vị 3 tạ theo nhận định câu B sang kg để so sánh với 30 kg.

+ Theo đề bài, con dê trắng nặng 6 yến. HS cần đổi đơn vị yến sang kg để so sánh với 60 kg theo nhận định câu C.

- GV yêu cầu các nhóm giơ tay phát biểu. Nhóm nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay tuyên dương. 

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Một chiếc xe chở được nhiều nhất 7 tạ hàng hóa. Biết trên xe đã có 300 kg na bở. Người ta muốn xếp thêm những thùng na dai lên xe, mỗi thùng nặng 5 kg. Hỏi chiếc xe đó có thể chở được thêm 90 thùng na dai hay không?

- GV cùng HS đọc hiểu đề bài, phân tích yêu cầu của bài toán. 

- GV cho HS làm bài cá nhân thực hiện trình bày bài giải.

- GV hướng dẫn:

+ Trước tiên HS cần đổi đơn vị tạ sang ki-lô-gam rồi mới tính toán. 

+ Trên xe đã có sẵn 300 kg na bở nên người ta có thể chở thêm nhiều nhất bao nhiêu ki-lô-gam na dai. HS cần thực hiện phép tính trừ để tính số na dai xe có thể chở được nhiều nhất.

+ Sau đó, HS cần tính tổng cân nặng 90 thùng na dai bằng phép tính nhân để so sánh với số na dai xe chở nhiều nhất. Từ đó, HS có thể kết luận xe có thể chở thêm 90 kg na dai hay không? 

- GV chữa bài, chốt đáp án. 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Luyện tập



- HS chú ý nghe hướng dẫn và hoàn thành bài theo yêu cầu. 

- Kết quả:

a. Đổi 30 tấn = 300 tạ

30 tấn + 12 tạ = 300 tạ + 12 tạ = 312 tạ

b. Đổi 96 tạ = 960 yến

96 tạ : 60 yến = 960 yến : 60 yến = 16 yến. 

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập. 





























- HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập theo yêu cầu. 

- Kết quả: 

+ Thứ tự các con vật tăng dần: bò Tây Tạng, hươu cao cổ, tê giác trắng. 

+ Thứ tự số đo cân nặng tăng dần: 1 tấn, 1 300 kg, 2 tấn. 

→ Cân nặng của mỗi con vật là:

Bò Tây Tạng: 1 tấn. 

Hươu cao cổ: 1 300 kg.

Tê giác trắng: 2 tấn. 









- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả: 

a) 4 yến 5 kg = 45 kg

b) 5 tạ 5 kg = 505 kg

c) 6 tấn 40 kg = 6040 kg

d) 3 tạ 2 yến = 32 yến

e) 5 tấn 2 tạ = 52 tạ

g) 4 tấn 50 yến = 450 yến























- HS hoạt động nhóm, thảo luận để xác định mô tả nào đúng, mô tả nào sai. 

- Kết quả:

A. Sai

B. Sai

C. Đúng

→ Chọn đáp án C




















- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. 

- Kết quả: 

Đổi 7 tạ = 700 kg

Số ki-lô-gam na dai xe có thể chở thêm là:

700 – 300 = 400 (kg)

90 thùng na dai có cân nặng là:

5 90 = 450 (kg)

Vì 400 < 450 nên chiếc xe đó không thể chở thêm 90 thùng na dai. 







- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm





- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

TIẾT 3: LUYỆN TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV viết một bài toán lên bảng.

Ví dụ: Số ?

a. 6 tấn 9 kg = ? kg

b. 5 tạ 1 yến = ? yến

c. 12 tạ 11 kg = ? kg

- GV yêu cầu 3 HS xung phong lên bảng giải bài. HS nào giải bài nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay.



- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được thực hiện việc quy đổi số đo khối lượng đã học. Sau đây, cô trò mình cùng tiếp tục luyện tập kiến thức này trong “Bài 17: Tấn, tạ, yến – Tiết 3: Luyện tập”.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giải quyết được một số vấn đề thực tế liên quan đến chuyển đổi số đo khối lượng và thực hiện được việc tính toán và so sánh với các số đo khối lượng.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Số ? 

Biết tổng cân nặng của chim cánh cụt bố và chim cánh cụt mẹ là 80 kg. Tổng cân nặng của chim cánh cụt bố, chim cánh cụt mẹ và chim cánh cụt con là 1 tạ. 

Vậy cân nặng của chim cánh cụt con là ? kg. 

- GV cho HS đọc đề, phân tích dữ kiện bài toán, và làm bài cá nhân. 

- GV hướng dẫn HS: 

+ Thực hiện đổi tổng cân nặng của gia đình chim cánh cụt từ tạ ra ki-lô-gam.

+ Sau đó, dựa vào việc tính toán với các số đo khối lượng để tìm ra cân nặng của chim cánh cụt con. 

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải.

- GV nhận xét và chữa bài. 





Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Tính.

a) 124 tấn + 76 tấn

b) 365 yến – 199 yến

c) 20 tấn 5

d) 2 400 tạ : 8

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- GV mời 4 HS lên bảng giải bài.

- GV cho cả lớp nhận xét và chữa bài. 




Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Có 7 cây cầu như hình vẽ. Biết voi con cân nặng 150 kg. Voi con không được đi qua cây cầu ghi số đo bé hơn cân nặng của nó. Hỏi voi con phải đi qua những cây cầu nào để đi từ bờ bên này sang bờ bên kia? 

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, quan sát, xác định cây cầu nào voi con có thể đi qua được. 

- GV hướng dẫn HS chuyển đổi các số đo khối lượng trên các cây cầu thành số đo khối lượng với đơn vị ki-lô-gam để thuận tiện hơn trong việc so sánh và tìm ra câu trả lời cho bài toán. 

- GV mời 1 HS đọc kết quả đã tính toán được.

- GV nhận xét và chữa bài. 









Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Có ba người cần vượt qua sông bằng một chiếc thuyền nhỏ. Thuyền chỉ chở được tối đa 1 tạ. Biết cân nặng của từng người là: 52 kg, 50 kg và 45 kg. Hỏi ba người đó cần làm như thế nào để vượt qua sông?

- GV cùng HS phân tích bài toán: Có 3 người với cân nặng của từng người là 52 kg, 50 kg và 45 kg cần qua sông bằng một chiếc thuyền chỉ chở được tối đã 1 tạ, hay 100 kg. 

- GV cho HS hoạt động nhóm 4 người, thảo luận để tìm ra cách đưa ba người qua sông. 

- GV hướng dẫn:

+ Với điều kiện của bài toán, ba người không thể qua sông trong 1 lượt, hai người có cân nặng là 52 kg và 50 kg cũng không thể qua sông cùng lúc, vì tổng cân nặng của họ vượt quá khả năng chở tối đa của thuyền.

+ GV lưu ý HS là sau khi có hai người qua sông thì luôn cần có một người chèo thuyền ngược trở lại để đón người cuối cùng qua sông, vì nếu không làm như vậy thì chiếc thuyền không thể trở về đón người thứ ba qua sông được. 


- GV có thể cùng HS giải thêm bài toán qua sông nổi tiếng: “Một bác nông dân cần đưa một con sói, một con dê và một cây bắp cải vượt qua sông bằng chiếc thuyền nhỏ của mình. Biết chiếc thuyền chỉ đủ chỗ cho 2 người, con vật hoặc đồ vật. Mà nếu không có bác nông dân ở cùng thì sói sẽ ăn thịt dê, dê sẽ ăn cây bắp cải. Hỏi bác nông dân cần làm như thế nào để đưa tất cả qua sông?”





* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 18 – Đề-xi-mét vuông, mét vuông, mi-li-mét vuông 










- HS xung phong lên bảng giải bài.

- Kết quả:

a. 6 tấn 9 kg = 6009 kg

b. 5 tạ 1 yến = 51 yến

c. 12 tạ 11 kg = 1211 kg

- HS hình thành động cơ học tập. 


















- HS đọc đề, phân tích bài toán và hoàn thành bài theo yêu cầu. 







- Kết quả: 

Đổi 1 tạ = 100 kg. 

Cân nặng của chim cánh cụt con là:

100 – 80 = 20 (kg)

Đáp số: 20 kg. 







- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

- Kết quả: 

a) 124 tấn + 76 tấn = 200 tấn

b) 365 yến – 199 yến = 166 yến

c) 20 tấn 5 = 100 tấn

d) 2 400 tạ : 8 = 300 tạ













- HS hoàn thành bài theo yêu cầu của GV. 

- Kết quả: 

Đổi: 

1 tạ = 100 kg

7 yến = 70 kg

1 tạ 40 kg = 140 kg

1 tấn = 1000 kg

2 tạ = 200 kg

1 tạ 20 kg = 120 kg

Các cây cầu có số đo 1 tấn, 2 tạ, 160 kg lớn hơn cân nặng của con voi (150 kg).

→ Những cây cầu mà voi con đi qua ghi các số đo: 1 tấn, 2 tạ và 160 kg. 












- HS trao đổi, tìm phương án đưa ba người qua sông. 

- Kết quả: 

+ Lượt đầu tiên, hai người có cân nặng 52 kg và 45 kg cùng nhau qua sông (Tổng cân nặng của hai người bằng 97 kg, nhỏ hơn 1 tạ). Sau đó, người có cân nặng 45 kg chèo thuyền trở về.

+ Lượt thứ hai, hai người có cân nặng 50 kg và 45 kg cùng nhau qua sông (Tổng cân nặng của hai người bằng 95 kg, nhỏ hơn 1 tạ). Bài toán được giải quyết. 

- Kết quả: 

+ Lần thứ nhất: Bác chở dê sang sông, để sói và bắp cải ở lại vì sói không ăn bắp cải. Bác quay thuyền trở về.

+ Lần thứ hai: Bác chở sói sang sông nhưng khi đưa sói lên bờ đồng thời bác lại cho dê xuống thuyền về bên kia vì nếu để dê lại thì dê sẽ là miếng mồi ngon của sói.

Lần thứ ba: Bác chở bắp cải sang sông. Như vậy sói và bắp cải đã sang sông. Bác quay trở về bến cũ nơi có chú dê đang đợi.

Lần thứ tư: Bác chở nốt chú dê sang sông.


- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm





- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án toán 4 kết nối tri thức Bài 17 Yến, tạ, tấn, Giáo án word toán 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ toán 4 kết nối tri thức Bài 17 Yến, tạ, tấn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác