Soạn giáo án HĐTN 8 (bản 1) chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Tuần 20: Nhiệm vụ 3, 4, 5

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 (bản 1) Chủ đề 6 Tuần 20: Nhiệm vụ 3, 4, 5 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 20: NHIỆM VỤ 3, 4, 5 

THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG

Ở ĐỊA PHƯƠNG

THIẾT KẾ SẢN PHẨM THỂ HIỆN VẺ ĐẸP DANH LAM THẮNG CẢNH, CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

TỔ CHỨC SỰ KIỆN GIỚI THIỆU VỀ VẺ ĐẸP CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG 

VÀ CÁCH BẢO TỒN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
  • Biết được ý nghĩa của việc cần phải tiếp nối truyền thống ở địa phương.
  • Biết các xây dựng nội dung trình bày vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
  • Biết cách xây dựng, tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng.

Năng lực riêng:

  • Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với nhiệm vụ được giao.
  • Xác định trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Lá cờ Tổ quốc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
  • Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện bản thân theo mục tiêu đã đề ra.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi bước vào bài học.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video: https://youtu.be/4uGZwVHaHRE?si=LjOZJxsKFcnc-_1U (0p40 – 6p50). 

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của việc hoạt động chạy bộ gây quỹ từ thiện đối với cộng đồng và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và lắng nghe câu hỏi.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

Ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân và cộng đồng: 

+ Đối với cá nhân: 

 

  • Nâng cao giá trị bản thân.
  • Hình thành được các kĩ năng làm việc chủ động, gắn kết. 

 

+ Đối với cộng đồng: 

 

  • Đem lại lợi ích cho mọi nhà. 
  • Phát huy tính đoàn kết, giúp đỡ nhau.
  • Tạo cơ hội bình đẳng.

 

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Chủ đề 6. Tìm hiểu nhiệm vụ 3, 4, 5.

  1. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

  1. Mục tiêu: HS biết cách tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương và rút ra được ý nghĩa của việc cần phải tiếp nối truyền thống địa phương.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
  1. Thảo luận về những việc làm em có thể tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
  2. Đóng vai xử lí tình huống.
  3. Chia sẻ cảm nhận của em khi thực hiện những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương.
  1. Sản phẩm học tập: HS tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương; rút ra được ý nghĩa của việc cần phải tiếp nối truyền thống địa phương.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về những việc làm em có thể tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu những hoạt động em có thể tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu những hoạt động em có thể giúp đỡ người neo đơn.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu những hoạt động em có thể tham gia hoạt động thiện nguyện.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu những hoạt động em có thể học nghề truyền thống ở địa phương.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu những hoạt động em có thể tham gia lễ hội truyền thống.

+ Nhóm 6: Tìm hiểu những hoạt động em có thể phát huy truyền thống hiếu học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân chia của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

a. Thảo luận về những việc làm em có thể tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

- Những  hoạt động đền ơn đáp nghĩa:

+ Chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ địa phương.

+ Tham gia giúp đỡ gia đình có công với cách mạng.

+ Tham gia các hoạt động do Hội Cựu chiến binh phát động.

- Những hoạt động giúp đỡ người neo đơn:

+ Thăm hỏi, động viên gia đình thương binh; thăm các mẹ Việt Nam anh hùng,...

+ Thăm hỏi, tặng quà, dọn dẹp nhà cửa, trò chuyện với những hoàn cảnh già yếu.

- Những hoạt động thiện nguyện:

+ Hưởng ứng phong trào gây quỹ hỗ trợ mổ tim.

+ Tham gia gây quỹ, ủng hộ những gia đình, học sinh bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

- Những hoạt động học nghề truyền thống ở địa phương:

+ Học hỏi, tìm hiểu, phát huy nghề gốm bát tràng.

+ Tuyên truyền nghề làm chiếu đang dần bị mai một.

- Những hoạt động tham gia lễ hội truyền thống:

+ Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống.

+ Tham gia các trò chơi dân gian.

- Những hoạt động phát huy truyền thống hiếu học:

+ Tham gia phong trào “Học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh”.

+ Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của trường..

+ Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh trường học cùng Đoàn Thanh niên trường.

Nhiệm vụ 2. Đóng vai xử lí tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 2: Đọc tình huống 1 và đưa ra lời khuyên.

+ Nhóm 3 + 4: Đọc tình huống 2 và đưa ra lời khuyên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.52, 53.

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp: 

+ Tình huống 1: Tại địa phương M có một nghề truyền thống nhưng đã bị mai một, chỉ còn một số ít hộ dân đang cố gắng duy trì. M cũng cho rằng nghề này không có hiệu quả nên không cần giữ gìn nó. 

+ Tình huống 2: K hát rất hay nhưng không muốn tham gia câu lạc bộ văn nghệ truyền thống. Bạn ấy cho rằng những bài hát đó quá xưa và không hiện đại.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Đóng vai xử lí tình huống

HS vận dụng kiến thức thực tế, liên hệ tới bản thân để đưa ra những lời khuyên bổ ích, góp phần giáo dục truyền thống của địa phương.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm nhận của em khi thực hiện những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chia sẻ cảm nhận sau lời bài hát.

- GV phổ biến luật chơi: 

+ Cử 1 HS làm quản trò, các bạn còn lại xếp thành vòng tròn hoặc đứng nguyên tại chỗ, đồng thanh hát bài hát về tình yêu quê hương, đất nước và truyền tay nhau một lá cờ Tổ quốc.

+ Mỗi lần hát xong hai câu thì người quản trò ra hiệu cả lớp dừng hát, bạn nào được trao lá cờ sẽ chia sẻ cảm nhận của mình khi tham gia thực hiện những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS tham gia trò chơi và chia sẻ cảm nhận của bản thân: Em cảm thấy những hoạt động giáo dục truyền thống này rất hay và có ý nghĩa, góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc ta.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động của HS.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

c. Chia sẻ cảm nhận của em khi thực hiện những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương

HS tham gia trò chơi, nêu cảm nhận khi tham gia những hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương như:

- Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

- Học nghề truyền thống của địa phương.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh neo đơn.

- Tham gia lễ hội truyền thống.

- Tham gia hoạt động thiện nguyện.

- Phát huy truyền thống hiếu học.


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 8 (bản 1) chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Tuần 20 Nhiệm vụ 3, 4, 5 , Tải giáo án trọn bộ HĐTN 8 (bản 1) chân trời sáng tạo, Giáo án word HĐTN 8 (bản1) chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Tuần 20 Nhiệm vụ 3, 4, 5

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo


Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI