Soạn giáo án Âm nhạc 11 cánh diều Lựa chọn Hát - Bài 2: Tiết 6
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 11 Lựa chọn Hát - Bài 2: Tiết 6 - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TIẾT 6
HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH MẪU LUYỆN THANH SỐ 1, MẪU LUYỆN THANH SỐ 2
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS cảm nhận về cách thể hiện kĩ thuật hát nảy âm.
b. Nội dung: GV cho HS nghe và nêu cảm nhận về kĩ thuật hát nảy âm trong bài hát Cô gái vót chông (nhạc và lời: Hoàng Hiệp).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật hát nảy âm trong bài hát Cô gái vót chông và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe bài hát Cô gái vót chông:
https://youtu.be/pV-3nkqiLZA?si=uXNHFtj6RpVfVxjg
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về cách thể hiện kĩ thuật hát nảy âm trong bài hát Cô gái vót chông.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu cách thể hiện kĩ thuật hát nảy âm trong bài hát Cô gái vót chông.
Gợi ý: tiếng hát sắc, nhọn, bật hơi nhanh liên tục.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 2: Thực hành Mẫu luyện thanh số 1, Mẫu luyện thanh số 2; Thực hành bài hát Ơi tiếng chim họa mi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm, yêu cầu khi hát nảy tiếng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện tìm hiểu về khái niệm, yêu cầu khi hát nảy tiếng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, yêu cầu khi hát nảy tiếng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm thảo luận. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về: + Khái niệm hát nảy tiếng. + Kí hiệu hát nảy tiếng: Ví dụ:
Hoặc:
+ Kĩ thuật hát nảy tiếng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Khái niệm - Khái niệm hát nảy tiếng: là kĩ thuật hát bật âm thanh dứt khoát, tạo sự gọn gàng, sắc nét của âm thanh. - Kí hiệu: dấu chấm phía trên hoặc dưới các nốt nhạc, ngoài ra, có thể chú thích “staccato” phía trên khuông nhạc. - Khái niệm kĩ thuật hát nảy tiếng: thường được sử dụng ở âm khu cao trong những tác phẩm có độ nhanh; mang lại hiệu quả âm thanh lanh lót, hoạt bát, tươi vui,... |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác