Dạng bài tập Nguyên tố hóa học
Dạng 2: Nguyên tố hóa học
Bài tập 1: Bằng phương pháp phổ khối lượng, người ta xác định được trong tự nhiên, nguyên tố neon (Ne) có ba đồng vị bền là (chiếm 90,0%), (chiếm 1,0%) và (chiếm 9,0%).Tính nguyên tử khối trung bình của Ne.
Bài tập 2: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X?
Bài tập 3: Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X,Y lần lượt là
Bài tập 1:
Nguyên tử khối trung bình của Ne là
Bài tập 2:
- Ta có tổng số hạt trong nguyên tử: P + N + E = 34
Mà P = E = Z ⇒ 2Z + N = 34
- Mặt khác số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện nên:
2Z = 1,8333N ⇒ 1,8333N + N = 34 ⇒ N = 12 ⇒ Z = 11
Vậy X có Z = 11 nên điện tích hạt nhân là 11+
Số khối của X: A = Z + N = 23
Bài tập 3:
- Kí hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân của X là ZX , Y là ZY ; số nơtron (hạt không mang điện) của X là NX, Y là NY . Với XY2 , ta có các phương trình:
- tổng số hạt của X và Y là: 2 ZX + 4 ZY + NX + 2 NY = 178 (1)
- Số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là: 2.ZX + 4.ZY - NX – 2.NY = 54 (2)
- Số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là: 4.ZY – 2.ZX = 12 (3)
ZY = 16 ; ZX = 26
Vậy X là sắt, Y là lưu huỳnh ⇒ XY2 là FeS2
Bình luận