Dạng bài tập Liên kết ion

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Liên kết ion

Bài tập 1:

a, Viết cấu hình electron của các nguyên tử A, B biết rằng:

- Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

- Kí hiệu của nguyên tử B là B.

b, Liên kết trong hợp chất tạo thành từ A và B thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết công thức của hợp chất tạo thành .

Bài tập 2: Nguyên tử S có Z = 16. Cấu hình electron của ion S2- là

Bài tập 3: Nguyên tố X và Y thuộc nhóm A, nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y; liên kết hóa học trong hợp chất đó là?


Bài tập 1:

a, Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử A là P, N, E (trong đó P = E).

- Ta có: P + N + E = 34 và P + E - N = 10.

- Từ đây tìm được P = E = 11; N = 12.

- Kí hiệu của nguyên tử B là B nên ZB = 9

- Cấu hình electron của A, B:

A (Z = 11) : 1s22s22p63s1

B (Z = 9) : 1s22s22p5

b, Liên kết trong hợp chất giữa A và B là liên kết ion vì A là kim loại điển hình (nhóm IA), B là phi kim điển hình (nhóm VIIA).

- Sơ đồ hình thành liên kết:

A → A+ + 1e

B + 1e → B-

- Các ion A+và B- tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất AB:

A+ + B- → AB.

Bài tập 2:

- Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4.

- Nguyên tử S nhận thêm 2 electron để tạo thành ion S2-: S + 2e  S2-.

- Cấu hình electron của ion S2- là 1s22s22p63s23p6 (giống khí hiếm argon).

Bài tập 3:

- Nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s

X: 1s22s23s24s25s1

Vì thuộc nhóm A nên X thuộc nhóm IA

- Nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p

Y: 2p63p64p5  

Vì Y thuộc nhóm A nên Y thuộc nhóm VIIA

Hợp chất XY: Liên kết ion


Bình luận

Giải bài tập những môn khác