Dạng bài tập Chu kì tế bào và phân bào

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Chu kì tế bào và phân bào

Bài tập 1: Tại sao pha G1 được vừa được coi là pha sinh trưởng vừa được coi là pha kiểm soát của chu kì tế bào?

Bài tập 2: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở đặc điểm nào?

Bài tập 3: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là bao nhiêu?


Bài tập 1:

- Pha G1 được coi là pha sinh trưởng vì tại pha G1 diễn ra sự tổng hợp các chất trong tế bào giúp tế bào tăng trưởng kích thước.

- Pha G1 được coi là pha kiểm soát vì cuối pha G1 có điểm kiểm soát G1/M, nếu không vượt qua được điểm kiểm soát này thì chu kì tế bào sẽ bị dừng lại.

Bài tập 2:

Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ởsự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo: Ở kì giữa của giảm phân I, các nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo còn ở kì giữa của giảm phân II, các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Bài tập 3:

Ở kì sau I, NST tồn tại ở trạng thái kép phân li về hai cực của tế bào. Do đó:

- Số NST ở kì sau giảm phân I là 38 NST kép.

- Số chromatid ở kì sau giảm phân I là 38 × 2 = 76.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác