Bài tập dạng Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác

Dạng 2: Đường trung tuyến - Đường cao - Đường phân giác của tam giác

Bài tập 1: Cho tam giác DEF cân tại D với đường trung tuyến DI

a) Chứng minh \Delta DEI  = \Delta DFI$

b) Biết DE = DF = 13cm, EF = 10cm, hãy tính độ dài đường trung tuyến DI

Bài tập 2: Cho $\Delta ABC$ có góc A tù. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho CM = CA và lấy điểm N sao cho BN = BA. Đường phân giác của $\widehat{B}$ cắt AM tại E. Đường phân giác của $\widehat{C}$ cắt AN tại F. Chứng minh rằng đường phân giác của $\widehat{A}$ vuông góc với EF.

Bài tập 3: Cho $\widehat{xOy}$ đường phân giác Oz. Trên đường Ox lấy điểm A sao cho OA = 3 cm. Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với Ox cắt Oz tại H, cắt Oy tại K. Lấy điểm B trên đường Ox sao cho KA là đường phân giác của góc $\widehat{OKB}$. Hạ $HI \perp OK (I\in OK)$

a) Chứng minh AH =IH

b) Biết OH = 5 cm. Tính khoảng cách từ điểm H đến BK


Bài tập 1:

 Bài tập đường trung tuyến

a) $\Delta DEI  = \Delta DFI$ có:

DI là cạnh chung

DE = DF ( $\Delta DEF$ cân)

IE = IF (DI là trung tuyến)

Nên $\Delta DEI  = \Delta DFI$ (c.c.c)

b) I là trung điểm của  EF nên IE = IF = 5cm

$\Delta DEI$ vuông tại I nên $DI^{2} = DE^{2} – EI^{2}$ (định lí pytago)

$\Rightarrow  DI = 12$

Bài tập 2: 

Bài tập đường cao

Góc $\widehat{A}$ tù, nên BC lớn hơn AB và AC. Vậy M nằm giữa hai điểm B và C.

Mặt khác, $\Delta ABN$ có BN = BA nên $\Delta ABN $cân tại B.

Vậy BE là tia phân giác $\widehat{B}$, đồng thời cũng là đường cao nên $BE \perp AN$

$\Delta ACM$ có CA = CM nên $\Delta ACM$ cân tại C $\Rightarrow$ CF là tia phân giác $\widehat{C}$ và cũng là đường cao. $\Rightarrow  CF \perp AM$

$\Delta AEF$ có $BE \perp AN$ và $CF \perp AM$

Gọi H là giao điểm của BE và CF nên $AH\perp  EF$ (tính chất ba đường cao trong tam giác)

Bài tập 3: 

Bài tập đường phân giác

a) Vì H nằm trên đường phân giác của $\widehat{xOy}$ nên H cách đều Ox, Oy nên AH = HI

b) $\Delta AOH$ vuông tại A, nên $AH =\sqrt{5^{2}-3^{2}}=4$

Ta có H là giao điểm của ba đường phân giác của $\Delta OBK$ nên H cách đều ba cạnh của tam giác đó

Vậy khoảng cách từ điểm H đến BK bằng AH = 4 cm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác