Đề cương ôn tập KHTN 7 Chân trời sáng tạo học kì 2

Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Khoa học tự nhiên lớp 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề 6: Từ 

- Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép, …Một số dạng nam châm thông dụng: nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm, nam châm đất hiếm (loại tròn).

Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel, …

Khi nam châm để tự do, đầu luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau: Các từ cực cùng tên đẩy nhau, Các từ cực khác tên hút nhau.

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ). Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.

- Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường. Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng Nam – Bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.

Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.

Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí. La bàn thường gồm: Một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, Một kim nam châm, Một mặt số.

- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt. Khi có dòng điện đi qua, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, …

Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

- Trao đổi chất ở sinh vật gồm: quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

- Chuyển hóa các chất trong tế bào: là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.

- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có nhiều vai trò quan trọng giúp đảm bảo cho sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập Chủ đề 6: Từ

Câu 1: Mô tả cấu tạo của la bàn.

Câu 2: Nguyên nhân nào sinh ra từ trường của Trái Đất?

Câu 3: Trình bày khái niệm từ phổ, cách tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm.

Bài tập Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Câu 1: Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại?

Câu 2: 

Bạn An đã làm thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2: Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1 năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, oxygen, carbon dioxide, nước đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy cho biết:

a) Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b) Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em.

c) Từ thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì?

Câu 3: Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâuvà bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trong đối với sự sống của cây?

Câu 4:  Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp?

Bài tập Chủ đề 8: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Câu 1: Em hây thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của thực vật. Trình bày cách tiến hành, dự

đoán kết quả, giải thích hiện tượng quan sát được theo mẫu sau:

Thí nghiệm

Cách
tiên hành

Hiện tượng/
Kết quả

Giải thích

Kết luận

Chứng minh tính
hướng nước của cây

    

Chứng minh tính
hướng sáng của cây

    

Chứng minh tính
hướng tiếp xúc của cây

    

Lưu ý: HS cần cho biết các đối tượng thực vật phù hợp cho mỗi thí nghiệm (ví dụ: Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc nên chọn cây thân leo hay cây thân gỗ).

Câu 2: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

 

Bài tập Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Câu 1: Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển.

Câu 2: Cho sơ đồ vòng đời của muỗi:

Em hãy kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi?

Câu 3: Cho biết điểm khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

 

Bài tập Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật

Câu 1: Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người? Em hãy đề xuất một số biện pháp điều khiển sinh sản ở người.

Câu 2: Trình bày các ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn?

Câu 3: Kể tên một số vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng. Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập KHTN 7 CTST học kì 2, ôn tập KHTN 7 CTST học kì 2, Kiến thức ôn tập KHTN 7 CTST học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác