Đề cương ôn tập Lịch sử 7 chân trời học kì 1

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

1. Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

Qúa trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

- Từ đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã cổ đại bị suy yếu. Người Giéc man xâm lược la Mã, chiếm đất đai, phế truất hoàng đế la Mã.

Năm 476, chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ.Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa. Xã hội phong kiến Tây Âu hình thành với hai giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.Đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu cơ bản hình thành.

- Lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính-kinh tế biệt lập, khép kín. Lãnh chúa có quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.

 Sự ra đời của Thiên chúa giáo:Thời gian ra đời: Từ thế kỉ I TCN. Địa điểm: Pa-le-xtin. Ban đầu Thiên chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức.Đến thế kỉ IV, Thiên chúa giáo được hoàng đế La Mã công nhận và có một vị trí vững chắc trong xã hội. Đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo là Giáo hoàng.

Các cuộc phát kiến địa lí

Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: 

 + Đoàn thám hiểm của B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487).

 + Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498)

- Hệ quả tích cực:

+ Đem lại cho con người những hiểu biết mới về Trái Đất, những vùng đất mới, con đường giao thương mới, dân tộc mới…

+ Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục (hàng hóa, cây trồng, ngôn ngữ…)

+ Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Hệ quả tiêu cực:

+  Sự ra đời chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa

+ Buôn bán nô lệ da đen

+ Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị tiêu diệt.

 Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

 Trong nông nghiệp

+ Các chủ đất ở nông thôn chuyển dần sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập các đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công

+ Nông dân mất đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành công nhân nông nghiệp.

* Trong thủ công nghiệp

+ Các phường hội dần thay thế công trường thủ công

+ quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).

* Trong thương nghiệp: các công ty thương mại ra đời vào đầu thế kỉ XVII, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia, đem lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.

- Về xã hội: các giai cấp mới được hình thành là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

 Văn hóa Phục hưng

Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu vào thế kỉ XIV, ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc nước Ý, như: Phi-ren-xê, Mi-lan, Vơ-ni-dơ…

- Từ thế kỉ  XV – XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời ở các quốc gia thống nhất ( Anh, Pháp, Tây Ban Nha,..), nên phong trào văn hóa Phục Hưng có điều kiện lan rộng ra khắp châu Âu…

 Phong trào cải cách tôn giáo

 Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.

- Vào thời kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến xã hội. Vì thế , giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội.

- Năm 1517 do cần tiền, Giaó hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội” => đã làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì Trung đại.

 2. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Trung Quốc trải qua các triều đại lớn: nhà Đường( 618-907), nhà Tống (960-1279),..

- Trong đó có 2 triều đại không phải do người Hán lập nên là triều Nguyên (người Mông Cổ thành lập) và triều Thanh ( người Mãn thành lập).

- Những triều đại phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa là nhà Đường, Tống, Minh.- Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX nhà Thanh suy yếu, Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.

Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

- Văn học:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,…

+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và  hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..

 Sử học:

+ Ngoài bộ Sử kí của Tư Mã Thiên thời Hán, các triều đại khác đã biên soạn nhiều tác phẩm khác như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…

-Kiến trúc, điêu khắc, hội họa phát triển mạnh mẽ

 3. Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Vương triều Gúp-ta

Chính trị: Năm 232 TCN Hoàng đế A-Sô-Ca băng hà. Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt. Hơn 500 năm sau, năm 320 Ấn Độ thống nhất dưới vương triều Gúp-ta.Đầu thế kỉ VI, Người Hung Nô và tộc người ở Trung Á xâm lược Bắc Ấn.Năm 535 Vương quốc Gúp-ta bị chia nhỏ và kết thúc.Phần lớn người dân ở nông thôn sống bằng nghề nông.

Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi.Hin-đu giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ. Ngoài ra Phật giáo cũng được coi trọng dưới thời kì Gúp-ta.

Vương triều hồi giáo Đê- li

- Năm 1206 người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo đầu tiên, lấy Đê-li làm kinh đô.- Đầu thế kỉ XIV vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.

- Đầu thế kỉ XVI vương triều sụp đổ do sự tấn công của người Mông Cổ ở Trung Á.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, nhà nước cho đào thêm kênh và hồ chứa nước.-

Tầng lớp Bà-la-môn vẫn được xem là đẳng cấp, nhưng quyền trong xã hội vẫn thuộc về người Hồi giáo. nhiều công trình xây dựng theo kiểu Hồi giáo, rất dễ nhận biết bởi các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng, họa tiết trang trí là chữ A-rập cổ.

Đế quốc Môn - gôn

- Đầu thế kỉ XVI người Mông Cổ ở Trung Á tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li thành lập nên vương triều hồi giáo Mô – Gôn.

- Năm 1556 Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, thống nhất lãnh thổ đưa đế quốc Mô-Gôn bước vào giai đoạn thịnh trị.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Câu 1: Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu?

Câu 2: Đường đi của một số cuộc phát kiến địa lí?

Câu 3: Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại?

Câu 4:  Một số thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng là?

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của phong trào cải cách tôn giáo là?

Câu 6: Biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường là ?

Câu 7: Nêu những nội dung cơ bản của Nho giáo?

Câu 8: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta?

Câu 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li đã được thành lập như thế nào? Nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Đê-li?

Câu 10:  Đế quốc Mô-gôn ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô-gôn?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1, ôn tập Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1, Kiến thức ôn tập Lịch sử 7 chân trời kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác