Đề cương ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 7 bộ sách chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Vật lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 4: TỪ

1. Nam châm

- Nam châm là những vật có từ tính.

- Những nam châm có từ tính tồn tại lâu dài được gọi là nam châm vĩnh cửu.

- Nam châm chỉ tương tác với các vật liệu từ như: sắt, thép, cobalt, nickel, ...

- Khi để nam châm tự do, đầu luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc (kí hiệu N – North), còn đầu luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam (kí hiệu S – South).

- Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

2. Từ trường

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ).

- Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.

- Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.

- Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

Từ phổ của nam châm điện

- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường.

- Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng nam – bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.

- Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường.  - Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng nam – bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó.

Đường sức từ của nam châm điện

3. Từ trường Trái Đất

- Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.

- Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

- Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.  - Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Mô hình Trái Đất và từ trường của Trái Đất

4. Nam châm điện

- Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt.

- Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép, ...

- Ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện:

  • Khi tăng (giảm) độ lớn dòng điện, thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng (giảm).
  • Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn lực từ không đổi.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ: TỪ

Dạng 1: Nam châm

Bài tập 1: Nêu sự tương tác giữa hai nam châm? Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên cực của nam châm khác không?

Bài tập 2: Có một chiếc kim khâu rơi trên thảm khó nhìn được bằng mắt thường. Em hãy nêu một cách để nhanh chóng tìm ra chiếc kim đó?

Bài tập 3: Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính?

Dạng 2: Từ trường

Bài tập 1: Có thể phát hiện ra sự tồn tại của từ trường bằng cách nào?

Bài tập 2: Điền đúng (Đ), sai (S) với các nhận định sau về từ trường

STT

Nói về từ trường

Đ/S

1

Từ trường chỉ có ở xung quanh nam châm vĩnh cửu.

?

2

Từ trường tồn tại xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện và xung quanh Trái Đất.

?

3

Kim nam châm tự do là dụng cụ xác định tại một điểm nào đó có từ trường hay không.

?

4

La bàn chỉ là dụng cụ xác định phương hướng, không thể dùng xác định sự tồn tại của từ trường.

?

Dạng 3: Từ phổ, đường sức từ

Bài tập 1: Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong hình sau.

Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong hình sau.

Bài tập 2: Khi tạo ra hình ảnh từ phổ của nam châm, vì sao người ta không dùng các mạt thép mà dùng mạt sắt non?

Dạng 4: Từ trường Trái Đất

Bài tập 1: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

Bài tập 2: Tại sao khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?

Bài tập 3: Em hãy nêu cách xác định hướng địa lí nhờ la bàn.

Dạng 5: Nam châm điện

Bài tập 1: Nêu cấu tạo của nam châm điện. Làm thế nào để thay đổi cực từ của nam châm điện?

Bài tập 2: Vì sao nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện?

Bài tập 3: Quan sát thí nghiệm và trả lời:

  a) Khi đóng công tắc, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?  b) Mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

a) Khi đóng công tắc, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

b) Mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

- Đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây

- Tăng dòng điện chạy trong cuộn dây

- Giảm số vòng dây trên cuộn dây

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2, ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2, Kiến thức ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác