Đề cương ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 7 bộ sách chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Vật lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: TỐC ĐỘ

1. Tốc độ chuyển động

- Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

- Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính tốc độ: $v=\frac{s}{t}$

Trong đó:

v là tốc độ của vật

s là quãng đường vật đi được 

t là thời gian vật đi hết quãng đường đó

- Trong hệ đơn vị đo lường chính thức ở nước ta, tốc độ được đo bằng đơn vị mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h).

- Đổi đơn vị:

1 km/h = $\frac{1000}{3600}$ = $\frac{1}{3,6}$ m/s $\approx $ 0,28 m/s

1 m/s = 3,6 km/h

- Ngoài ra tốc độ còn có thể đo bằng các đơn vị khác như: Mét trên phút (m/min), xentimét trên giây (cm/s), milimét trên giây (mm/s).

2. Đồ thị quãng đường - thời gian

- Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.

- Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

3. Đo tốc độ, tốc độ với an toàn giao thông

- Để đo thời gian, nhằm xác định tốc độ của một vật chuyển động, ta sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

- Thiết bị “bắn tốc độ” dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

- Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép để giữ an toàn cho chính mình và cho những người khác.

CHỦ ĐỀ 2: ÂM THANH

1. Sóng âm

- Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động.

- Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

- Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của các lớp không khí.

2. Độ to và độ cao của âm

- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.

- Âm nghe được càng to khi biên độ càng lớn, âm nghe được càng nhỏ khi biên độ càng nhỏ.

- Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong một giây, đơn vị tần số là héc (Hz).

- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số âm càng lớn, âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số càng nhỏ.

3. Phản xạ âm

- Sóng âm phẩn xạ khi gặp vật cản.

- Các vật cứng, bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt.

- Các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

- Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là $\frac{1}{15}$ giây.

- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng tồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người.

- Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: tác động vào nguồn âm, phân tán âm trên đường truyền, ngăn chặn sự truyền âm.

CHỦ ĐỀ 3: ÁNH SÁNG

1. Ánh sáng, tia sáng

- Ánh sáng là một dạng năng lượng.

- Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.

- Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng.

- Có 3 loại chùm sáng: song song, hội tụ, phân kì.

- Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Vùng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

2. Sự phản xạ ánh sáng

- Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

-  Định luật phản xạ ánh sáng:

  • Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
  • Góc phản xạ bằng góc tới: i' = i.

- Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt nhẵn bóng được gọi là phản xạ (còn gọi là phản xạ gương).

- Sự phản xạ ánh sáng xảy ra khi ánh sáng chiếu tới bề mặt gồ ghề, thô ráp được gọi là phản xạ khuếch tán.

3. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

- Tính chất: 

  • Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
  • Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có độ lớn bằng vật.
  • Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia sáng phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S.

- Ảnh của một vật sáng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

- Ta nhìn thấy ảnh ảo S' của điểm sáng S khi các tia sáng phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ 1: TỐC ĐỘ

Dạng 1: Tính tốc độ chuyển động của vật

Bài tập 1: Tốc độ chuyển động là gì? Nêu công thức tính tốc độ và cho biết tên của các đại lượng có trong công thức?

Bài tập 2: Tốc độ chuyển động của một người đi xe máy là 40 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Em hãy đổi về đơn vị m/s.

Bài tập 3: Bạn An khởi hành lúc 6 h 45 min, đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, nhà cách trường 2,7 km. Vào lúc 6 h 50 min, quãng đường An đi được là 0,9 km. Hãy tìm tốc độ của An và cho biết An đến trường lúc mấy giờ?

Dạng 2: Đồ thị quãng đường thời gian

Bài tập 1: Em hãy trả lời các ý sau:

a) Dạng đồ thị quãng đường của chuyển động có tốc độ không đổi là gì?

b) Đồ thị quãng đường thời gian cho biết gì?

c) Ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường đường – thời gian để làm gì?

Bài tập 2: Một ô tô sau khi đi được 180 km với tốc độ 90 km/h thì dừng lại để nghỉ ngơi trong 2 h, sau đó đi tiếp 60 km với tốc độ 30 km/h. Hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của ô tô.

Bài tập 3: Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một người đi xe máy và một người đi ô tô. Biết ô tô chuyển động nhanh hơn xe máy.

Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một người đi xe máy và một người đi ô tô. Biết ô tô chuyển động nhanh hơn xe máy.  a) Đường biểu diễn nào ứng với chuyển động của xe máy?

a) Đường biểu diễn nào ứng với chuyển động của xe máy?

b) Tính tốc độ của mỗi chuyển động.

c) Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau?

Dạng 3: Tốc độ và an toàn giao thông

Bài tập 1: Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những đoạn đường khác nhau?

Bài tập 2: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 15 m là 0,62 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 80 km/h thì ô tô này vượt quá tốc độ cho phép không?

CHỦ ĐỀ 2: ÂM THANH

Dạng 1: Sóng âm

Bài tập 1: Em hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm thanh của sáo trúc.

Bài tập 2: Em hãy giải thích tại sao người ở trên Trái Đất không thể nghe thấy âm thanh vụ nổ giữa hai thiên thạch va chạm nhau trong hệ Mặt Trời?

Bài tập 3: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm là 4s. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra tiếng sấm bao xa? Coi ánh sáng truyền đi tức thời và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Dạng 2: Độ to và độ cao của âm

Bài tập 1: Em hãy cho biết làm thế nào để có: âm thanh bổng? âm thanh nhỏ? (có thể tăng/ giảm biên độ hoặc tần số).

Bài tập 2: Có 3 vật dao động với kết quả như sau:

Vật

Số dao động

Thời gian ( s)

1

1800

45

2

450

30

3

5400

90

Hãy tính tần số của 3 vật từ đó cho biết:

a) Vật nào dao động chậm hơn? Vì sao?

b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

c) Tai ta nghe được âm do vật nào phát ra?

Bài tập 3: Ở chiếc chuông gió, khi có gió, các âm thanh trầm, bổng khác nhau được phát ra. Trường hợp này cho ta kết luận về sự phụ thuộc của tần số vào yếu tố nào của vật?

Ở chiếc chuông gió, khi có gió, các âm thanh trầm, bổng khác nhau được phát ra. Trường hợp này cho ta kết luận về sự phụ thuộc của tần số vào yếu tố nào của vật?

Dạng 3: Phản xạ âm

Bài tập 1: 

a) Tiếng vang là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang?

b) Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? 

Bài tập 2: Em hãy giải thích:

a) Tại sao một số cửa sổ phải dùng hai lớp kính.

b) Tại sao để việc ghi âm trên băng, đĩa đạt chất lượng cao, những ca sĩ thường được mời đến những phòng ghi âm chuyên dụng chứ không phải tại nhà hát?

Bài tập 3: Một thiết bị trên tàu dùng để đo khoảng cách từ tàu đến một vách núi, nó phát ra âm ngắn và nhận lại âm phản xạ sau 5 giây. Tính khoảng cách từ tàu đến vách núi biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.

CHỦ ĐỀ 3: ÁNH SÁNG

Dạng 1: Ánh sáng, năng lượng ánh sáng

Bài tập 1: Đặt một đèn bàn chiếu sáng vào tường. Đưa bàn tay của của em chắn chùm ánh sáng. Điều gì sẽ xảy ra khi em thay đổi khoảng cách giữa bàn tay và tường?

Bài tập 2: Em hãy nêu 3 công dụng của năng lượng ánh sáng được sử dụng trong đời sống?

Bài tập 3: Dùng quả bóng bay bịt kín miệng của chai thuỷ tinh. Đặt chai ra ngoài trời nắng trong 10 phút, dự đoán sự thay đổi hình dạng của quả bóng bay. Giải thích.

Dạng 2: Tia sáng

Bài tập 1: Em hãy cho biết mắt thấy các vật nào trong hộp ở hình sau?

Em hãy cho biết mắt thấy các vật nào trong hộp ở hình sau?

Bài tập 2: Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng gì?

Bài tập 3: Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8 m và một các cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1 cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời chiếu đều song song.

Dạng 3: Vùng tối, vùng nửa tối

Bài tập 1: Hãy phân biệt vùng tối, vùng nửa tối.

Bài tập 2: Vì sao ở các phòng giải phẫu, người ta thường dùng các nguồn sáng rộng?

Bài tập 3: Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn sợi đốt thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?

Dạng 4: Sự phản xạ ánh sáng

Bài tập 1: Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Em hãy cho biết nội dung định luật phản xạ ánh sáng?

Bài tập 2: Vẽ các tia sáng phản xạ trong mỗi hình dưới đây.

Vẽ các tia sáng phản xạ trong mỗi hình dưới đây.

Bài tập 3: Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình sau, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị là bao nhiêu?

Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng như hình sau, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị là bao nhiêu?

Dạng 5: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Bài tập 1: Hãy cho biết tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

Bài tập 2: Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương là 30o. Góc tạo bởi ảnh của vật và mặt gương là bao nhiêu?

Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương là 30o. Góc tạo bởi ảnh của vật và mặt gương là bao nhiêu?

Bài tập 3: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 10 cm. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách

a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1, ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1, Kiến thức ôn tập Vật lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác