Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN

1. Thơ bốn chữ, năm chữ

Văn bản

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Lời của cây

Trần Hữu Thung

Qua bài thơ Lời của cây, tác giả Trần Hữu Thung đã yêu mến mà dành những từ ngữ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên để miêu tả quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp đất xanh trời.

Thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thi ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây

Sang thu

Hữu Thỉnh

Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc

thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc

Con chim chiền chiện

Huy Cận

Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, ca hát giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác yêu đời , yêu cuộc sống .

– Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ

– Hình ảnh so sánh tiếng hót của chim

– Lời thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên

– Từ ngữ trong sáng, gợi hình, gợi cảm

2. Truyện ngắn

Văn bản

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Ông Một

Vũ Hùng

Đoạn trích giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên

Ngôn từ trong sáng, bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

3. Truyện ngụ ngôn

Văn bản

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Ếch ngồi đáy giếng

 

Phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì. Bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết

Xây dựng tình huống nghệ thuật đặc sắc và hình ảnh nhân vật ếch ấn tượng.

Thầy bói xem voi

 

Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất; không nên đánh mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều

Cách tạo dựng tình huống huống đặc sắc

Cách nói phóng đại, lặp lại các sự việc

Ngôn ngữ dí dỏm, hài hước 

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Ê-dốp

Câu chuyện phê phán những người bỏ mặc bạ bè trong hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, đồng thời đề cao sự thông minh và mưu trí của con người

- Tình huống truyện độc đáo

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn

- Sử dụng  ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục

Chó sói và chiên con

La Phông-ten

Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội

- Tình huống truyện độc đáo

- Bố cục tác phẩm truyện mạch lạc

- Các yếu tố truyện li kì, hấp dẫn

- Sử dụng ngôn ngữ sắc bén, có tính thuyết phục

 

Chân tay, tai, mắt, miệng

 

Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người: cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt, bác Tai họp bàn nhau cùng “đình công” chống lại lão Miệng chỉ biết “ngồi ăn không”, nhưng sau đó họ đã nhận ra sai lầm, lại thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

Từ đó, truyện nêu lên bài học nhân sinh sâu sắc: trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Tác giả dân gian đã sáng tạo ra một tình huống truyện đặc sắc, có ý nghĩa với kích tính phát triển ngày càng cao và giải quyết một cách hợp lí, tự nhiên để bài học bộc lộ một cách sâu sắc. Biết quan sát và miêu tả đúng đặc điểm của các bộ phận của cơ thể người khiến câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng càng thêm sinh động, thú vị.

4. Thơ lục bát

Văn bản

Nội dung chính

Nghệ thuật

Biết người, biết ta

Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia..

- Thể thơ lục bát

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân

 

5. Văn bản nghị luận

Văn bản

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Trần Thị An

Văn bản đã giúp người đọc làm rõ sự đề cao trí tuệ nhân dân thông qua bốn thử thách trong truyện Em bé thông minh

- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi

- Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng mạch lạc, chặt chẽ

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Hoàng Tiến Tựu

Văn bản khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc

- Ngôn ngữ bình dị, lối viết giàu sức thuyết phục

Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Li-xơ bớt Đao-mon-tơ

- Phân tích nhân vật Chú kính chì trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An- Đéc- Xen

- Văn bản là một bức thư đã bày tỏ tình cảm yêu mến với nhân vật chú lính chì dũng cảm

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Minh Khuê

Văn bản đã khẳng định truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc

- Ngôn ngữ bình dị, lối viết giàu sức thuyết phục

6. Tản văn, tùy bút

Văn bản

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Cốm vòng

Vũ Bằng

Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

Y Phương

Cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng

Mùa phơi trước sân

Nguyễn Ngọc Tư

Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.

- Câu chữ đơn giản mà lại đẹp lạ thường

- Cái tôi tinh tế, nhạy cảm và giàu tình yêu thương, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình

7. Văn bản thông tin  

Văn bản

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

A-đam Khu

Văn bản: “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn” cung cấp cho chúng ta tri thức để giúp chúng ta có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.

- Ngôn từ dễ hiểu

- Cách triển khai ý kiến, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ

- Kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp người đọc dễ dàng theo dõi

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Du Gia Huy

Văn bản hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

- Hình thức rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa.

- Ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ

Bài học từ cây cau

Nguyễn Văn Học

Những bài học của người ông về hàng cau 

- Từ ngữ giản dị, gần gũi

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Phòng tránh đuối nước

Nguyễn Trọng An

Văn bản giúp người đọc nắm được các quy tắc phòng tránh đuối nước

Văn bản giúp người đọc nắm được các quy tắc phòng tránh đuối nước

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Phó từ

- Là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tình từ. Gồm hai nhóm:

+ Nhó phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.

+ Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ.

2. Dấu chấm lửng

- Kí hiệu: dấu ba chấm (...)

- Công dụng:

+ Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tụ chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

+ Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

+ Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN

1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

a. Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề bài thơ, têm tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

b. Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ

c. Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân

2. Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

a. Mở bài: 

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

b. Thân bài:

1. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/ sự kiện

2. Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử

3. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống, hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử

c. Kết bài: Khẳng định ý nghãi của sự việc hoặc cảm nhận của người viết sự việc.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau:

    “Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.”

Câu 2: Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì?

Câu 3: Em hãy viết 5 – 7 dòng để chia sẻ cảm xúc của em về loài hoa hoặc loài cây mà em ấn tượng nhất.

Câu 4: Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em yêu thích

Từ khóa tìm kiếm: đề cương ôn tập ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1, đề cương ôn tập lớp 7 chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác