Đề cương ôn tập Địa lí 7 chân trời học kì 2

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 7 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Địa lí 7. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

4. Châu Mỹ

Phát kiến ra châu Mỹ , vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

- Năm 1492-1502, Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ, ông đã tìm ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê nhưng ông tin vùng đất này thuộc Tây Ấn Độ và cư dân nơi đây là người Ấn.

- Diện tích: 42 triệu km2 (thứ 2 thế giới sau châu Á) nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ

- Khí hậu bắc Mỹ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc-Nam, vừa phân hóa theo chiều Tây-Đông.

- Bắc Mỹ có hệ thống sông và hồ khá phát triển, nguồn cung cấp nước là do băng tuyết tan và do mưa.

Thiên nhiên Bắc Mỹ rất đa dạng, bao gồm 3 đới: đới lạnh, đới ôn hòa, đới nóng

Dân cư, xã hội Bắc Mỹ:

- Sau năm 1942, nhiều chuyến thám hiểm đến châu Mỹ được tài trợ bởi các nước châu Âu, thúc đẩy dòng người từ châu Âu di cư vào Bắc Mỹ.

- Thế kỉ XVI đến XIX, ngưởi châu Phi bị cưỡng bức tới Bắc Mỹ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, công trình xây dựng.

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư khắc nới trên thế giới.

- Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Những vùng phát triển công nghiệp sớm như vùng ven hồ lớn, đông bắc Hoa Kì...là nơi bắt đầu quá trình đô thị hóa nên tập trung nhiều đô thị lớn, nổi bật là dải đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ

Khai thác tài nguyên đất:

- Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất dai màu mỡ được khai thác đễ trồng trọt. Do thời gian dài sử dụng lượng phân hóa học lớn nên đất đai bị thoái hóa

- Các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại với các phương thức khai thác đa canh và luân canh, tăng cường sử dụng phân bón sinh học nên năng suất lao động vẫn rất cao đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất.

Khai thác tài nguyên nước:

- Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế.

- Việc khai thác nguồn nước quá mức cùng với lượng chất thải rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt dã làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy bảo vệ nguồn nước sông hồ đang rất được quan tâm.

Khai thác tài nguyên khoáng sản:

- Bắc Mỹ có nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, đồng, vàng, u-ra-ni-um, dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ năm 1950, hoạt động khai thác khoáng sản tăng lên nhanh chóng nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên là cho các tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

- Hiện nay các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang được sử dụng thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch. Việc này mang nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.

Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

Khu vực Trung và Nam Mỹ bao gồm eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong biển Ca- ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ. Do lãnh thổ rộng lớn trải dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên phân hóa theo chiều đông-tây, bắc-nam, và theo độ cao.

Phân hóa tự nhiên theo chiều đông-tây:

- Ở Trung Mỹ, các sườn phía đông eo đất và các quần đảo có mưa nhiều, rừng nhiệt đới bao phủ. Sườn núi phía tây eo đất mưa ít nên phát triển xavan, rừng thưa và cây bụi.

- Ở Nam Mỹ phân hóa theo chiều đông-tây theo các khu vực địa hình rất rõ nét: các sơn nguyên ở phía đông, đồng bằng ở giữa và núi ở phía tây.

Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc-nam:

- Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa theo chiều bắc-nam thể hiện rõ nét nhất ở khí hậu và cảnh quan.

Phân hóa tự nhiên theo chiều cao:

Thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đổi theo chiều cao rõ rệt.

+ Ở dưới thấp, vùng bắc và trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm ướt nên cảnh quan nên cảnh quan chủ yếu là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp, vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển.

+ Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết.

Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh

Dân cư Trung và Nam Mỹ bao gồm người bản địa, người nhập cư và người lai. Có sự hòa huyết giữa Âu, Phi và Anhđiêng  đã tạo ra sự đa dạng trong nguồn gốc dân cư.

- Trung và nam mỹ có tốc độ đô thị hóa cao. Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 83%. Đô thị hóa mang tích chất tự phát do quá trình cải cách ruộng đất không triệt để , khiến cho dân nghèo họ phải chuyển từ nông thôn ra các đô thị làm việc trong điều kiện khó khăn chất lượng cuộc sống không đảm bảo.

Người dân trung và nam mỹ sử dụng ngôn ngữ hệ Latinh. Tiếng Bồ Đào Nha sử dụng chủ yếu ở Braxin, tiếng Tây Ban Nha sử dụng ở các quốc gia còn lại

- Có nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hoá: Âu, Phi và Anhđiêng. Có các lễ hội Ca-ni-van, điệu nhảy Tăng-gô, Xan-xa, Rum-ba, Cha-cha-cha.

Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

- Rừng A-ma-dôn là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích hơn 5,5 triệu km2. Với khí hậu nóng ẩm rừng có mật độ đa dạng sinh học cao.

- Rừng A-ma-dôn được khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông và phát triển thủy điện. Vì vậy diện tích rừng đang bị mất dần.

- Năm 2019, các quốc gia trong khu vực đã kí kết hượp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn với các biện pháp: hạn chế khai thác gỗ, trồng lại rừng, hỗ trợ kinh tế để bảo vệ rừng.

5. Châu Đại Dương

Thiên nhiên châu Đại Dương

- Phần lớn châu Đại Dương nằm ở nam bán cầu, phía tây bắc giáp với châu Á và phía tây giáp với Ấn Độ Dương bao gồm các chuỗi đảo Mê-la-nê-đi, NiuDilen, Pô-li-nê-đi, Mi-cro-nê-di

- Ô-xtray-li-a là 1 lục địa tương đối bằng phẳng với phía tây là cao nguyên, ở giữa là đồng bằng và bồn địa, phía đông là núi.

- Phần lớn lục địa Ô-xtray-li-a có khí hậu khô hạn phân hóa từ bắc xuống nam từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu cận nhiệt và ôn đới. Các đới khí hậu còn phân hóa thành các kiểu: nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa chiếm diện tích lớn nhất, phía nam có kiểu ôn đới hải dương, đông và đông nam có kiểu núi cao.

- Giới sinh vật phong phú và độc đáo (75% là loài địa phương). Động vật: thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài có vú, chim. Thực vật các loài cây bản địa như keo hoa vàng, bạch đàn, tràm, phía nam phát triển rừng nhiệt đới trên đảo Ta- xma-ni-a.

Đặc điểm dân cư, xã hội Ô-xtrây-li-a

- Có quy mô dân số không lớn, tỉ suất tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức thấp. Số dân tăng chủ yếu do nhập cư , thế kỉ XVIII người nhập cư chủ yếu là châu Âu, nửa sau thế kỉ XX có thêm người châu Á. Những làn sóng di cư ảnh hưởng đến sự đa dạng về đặc điểm dân cư.

- Từ cuối TK XX, mức sinh thấp, tỉ lệ tử vong giảm, số lượng người cao tuổi tăng dẫn đến tuổi thọ trung bình tăng.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Nơi đông dân: phía đông và đông nam Ox-xtrây-lia

+ Nơi thưa dân: vùng trung tâm

- Mức độ đô thị hóa cao với tỉ lệ dân thành thị chiếm 86% năm 2020. Các đô thị phân bố chủ yếu ở ven biển phía đông nam.

Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

- Là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng khoáng sản khai thác than đá, u-ra-ni-um, niken, chì và đứng trong nhóm 6 nước khai thác nhiều nhất về bô xít, đồng, vàng, quặng sắt, kim cương. Còn khai thác đầu mỏ và khí tự nhiên

- Ô-Xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật phong phú, do điều kiện khí hậu khô hạn kết hợp với biến đổi khí hậu đã khiến tình trạng cháy rừng ngày càng phổ biến. Điều này đã làm suy giảm số lượng loài động vật hoang dã đặc biệt các loài đặc hữu.

- Do nguồn nước hạn chế phần lớn diện tích đất của Ô-Xtrây-li-a thường bị khô hạn kém màu mỡ. Với điều kiện này, ngành chăn nuôi gia súc (cừu) được chú trọng.

6. Châu Nam Cực

Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích 14,1 triệu Km² lớn thứ 4 thế giới. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi vòng cực nam.

- Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Phát hiện ra châu Nam Cực là 2 nhà hàng hải người Nga. Đầu thế kỉ XX, các nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành 1 cách toàn diện

Thiên nhiên châu Nam Cực

- Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày đặc. Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng chiếc khiên khổng lồ. Trung tâm địa hình cao hơn phần bên ngoài.

Khí hậụ:

- Được gọi là hoang mạc lạnh vì khí hậu giá buốt quanh năm. Nhiệt độ thấp không vượt quá 00C và kéo dài suốt năm. Càng vào sâu trong lục địa nhiệt độ càng khắc nghiệt. Biên độ nhiệt lớn.

- Lượng mưa thấp chỉ khoảng 166mm/năm. Mưa chủ yếu vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa. Mưa chủ yếu dưới dạng tuyết.

- Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.

- Thực vật: không tồn tại

- Động vật: khả năng chịu rét giỏi (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển…). Cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Khoáng sản:

- Châu Nam Cực có các tài nguyên khoáng sản như than dá, sắt,...nhiều nhất là than và sắt phân bố ở dãy Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía đông.

- Vùng thềm lục địa có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên. Các khoáng sản ở đây dang trong quá trình nghiên cứu và thăm dò

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Mô tả sự kiện Cri-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ? 

Câu 2: Em hãy trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây?

Câu 3: Vì sao các hoạt động kinh tế ở Bắc Mỹ có hiệu quả cao về kinh tế và môi trường?

Câu 4: Em hãy trình bày sự phân hoá tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiếu bắc - nam?

Câu 5: Em hãy cho biết đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ?

Câu 6: Xác định vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn ?Nêu các đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ?

Câu 7: Em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khoáng sản của lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương?

Câu 8:  Em hãy trình bày một số sự kiện lịch sử nổi bật của Ô-xtrây-li-a?

Câu 9: Em hãy phân tích những biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất của Ô-xtrây-li-a? 

Câu 10: Xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực.Cho biết châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào?Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực?

Câu 11:  Kể tên một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực. Cho biết tại sao các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2, ôn tập Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2, Kiến thức ôn tập Địa lí 7 chân trời sáng tạo kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác