Tuần 10 tiếng việt 4: Ôn tập giữa học kì I tiết 4, 5, 6

Tuần 9, Tiếng Việt 4 tập 1, Giải bài ôn tập giữa học kì I tiết 4, 5, 6. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết. Mời các bậc phụ huynh cùng các em tham khảo.

Tuần 10 tiếng việt 4: Ôn tập giữa học kì I tiết 4, 5, 6

TIẾT 4

Câu 1: Ghi lại những từ ngữ đã học theo chủ điểm:

Trả lời:

Thương người như thể thương thânMăng mọc thẳngTrên đôi cánh mơ ước

M. nhân hậu

nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ, hiền lành, hiền dịu, dịu hiền, trung hậu, phúc hậu, đoàn kết, tương trợ, thương yêu, thương mến, yêu quý, xót thương, độ lượng, bao dung, tương trợ, cứu trợ, hỗ trợ, bênh vực,...

M. Trung thực

trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, thẳng thắn, thẳng thừng, thẳng tính, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thật lòng,....

M. Mơ ước

Ước mơ, ước muốn, ước ao, mong ước, ước mong, ước vọng, ước mơ, ước vọng, mơ tưởng....

Câu 2: Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ.

Trả lời:

  • Thương người như thể thương thân: Lá lành đùm lá rách

Đặt câu: Mỗi người sống cần phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau như lá lành đùm lá rách.

  • Măng mọc thẳng: cây ngay không sợ chết đứng

Đặt câu: Mọi người bảo Loan ăn cắp đồ của bạn nhưng Loan không sợ vì cây ngay không sợ chết đứng.

  • Trên đôi cánh ước mơ: Cầu được ước thấy

Đặt câu: Hoa đang muốn có một chiếc váy nào ngờ chiều nay đi học về Hoa được mẹ tặng váy làm quà sinh nhật đúng là cầu được ước thấy.

Câu 3: Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:

Trả lời:

Dấu câuTác dụng
Dấu hai chấm
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
  • Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
Dấu ngoặc kép
  • Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay người được câu văn nhắc đến
  • Nếu lời nới trực tiếp là một câu  trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm
  • Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt

TIẾT 5

Câu 2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm"Trên đôi cánh ước mơ" theo mẫu sau:

Trả lời:

Tên bàiThể loại ((văn xuôi, kịch, thơ)Nội dung chínhGiọng đọc
1. Trung thu độc lậpVăn xuôiTrong đêm trung thu độc lập đầu tiên, anh chiến sĩ ước mơ về tương lai của đất nước và của thiếu nhiNhẹ nhàng, tự hào, tin tưởng
2. Ở vương quốc tương  laiKịchCác bạn nhỏ mơ ước có phép lạ để làm cho thế giới con người trở nên tốt đẹp hơnHồn nhiên, vui tươi
3. Nếu chúng mình có phép lạThơCác bạn nhỏ ước mơ có phép lạ để  làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơnHồn nhiên, vui tươi
4. Đôi giày ba ta màu xanhTruyện

Để cho cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã khiến cậu xúc động vui sướng vì chị đã thưởng cho cậu đôi giày mà cậu mơ ước

Chậm rãi, nhẹ nhàng
5. Thưa chuyện với mẹVăn xuôiCương muốn trở thành thợ rèn kiếm sống đỡ đần mẹ nên đã thuyết phục mẹ đồng tình với mình

Cương: lễ phép, tha thiết

Mẹ Cương: dịu dàng, xúc động

6. Điều ước của vua Mi-đátVăn xuôiMuốn mọi vật mình chạm vào đều hóa ra vàng nhưng cuối cùng vua Mi-đát đã hiểu ra: những ước muốn tham lam không đem lại hạnh phúc cho con ngườiKhoan thai. Giọng đọc linh hoạt, phù hợp với tâm trạng nhân vật

Câu 3: Ghi chép về các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm "trên đôi cánh ước mơ" theo mẫu sau:

Trả lời:

Nhân vậtTên bàiTính cách

Nhân vật tôi (chị phụ trách)

Lái

Đôi giày ba ta màu xanh

Là người hiểu tâm lí trẻ thơ, luôn tìm cách giúp trẻ thực hiện ước muốn

Ước muốn có một đôi giày

Nhân vật CươngThưa chuyện với mẹNgoan hiền, lễ phép, có ý thức học nghề để giúp đỡ gia đình

Nhân vật vua Mi-đát

Điều ước của vua Mi-đátTham lam nhưng đã sớm tỉnh ngộ và nhận ra được bản chất của sự việc

TIẾT 6

Câu 1: Đọc đoạn văn sau:

Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

Theo NGUYỄN THẾ HỘI

Câu 2: Tìm trong đoạn văn trên những tiếng có mô hình cấu tạo như sau (ứng với mỗi mô hình, tìm một tiếng):

a. Tiếng chỉ có vần và thanh

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh

Trả lời:

a. Tiếng chỉ có vần và thanh : tiếng ao gồm vần ao và thanh ngang

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh gồm những tiếng còn lại trong đoạn văn: dưới, tầm, cánh, chú, chuồn, bây giờ, là, lũy, tre, xanh, rì, rào,…

Câu 3: Tìm trong đoạn văn trên:

  • 3 từ đơn.......
  • 3 từ láy.........
  • 3 từ ghép......

Trả lời:

  • Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, chuồn, bây giờ, là, lũy, tre, xanh, trong bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng
  • Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng
  • Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút, chuồn chuồn

Câu 4: Tìm trong đoạn văn trên:

  • 3 danh từ.......
  • 3 động từ........

Trả lời:

  • Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, lũy tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh đồng, đàn trâu, cỏ, dòng sông, đoàn thuyền, đàn cò, trời
  • Động từ: gặm, bay, hiện ra,…
Từ khóa tìm kiếm: ôn tập giữa kì I tiết 4,5,6, giải tiếng việt 4 tập 1, soạn bài tuần 9 tiếng việt 4 tập 1, ôn tập giữa học kì I tiếng việt 4, giải tiếng việt 4 chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác