Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 4 Kết nối tri thức giữa học kì II (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 giữa học kì II đề số 3 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và cho biết các bộ phận của nấm là?

Câu 1

  • A. (1) Mũ nấm, (2) Cây nấm, (3) Chân nấm
  • B. (1) Mũ nấm, (2) Thân nấm, (3) Chân nấm
  • C. (1) Chân nấm, (2) Cây nấm, (3) Mũ nấm
  • D. (1) Chân nấm, (2) Thân nấm, (3) Mũ nấm

Câu 2: Tùy theo độ tuổi, trạng thái sinh lí và môi trường sống mà nấm có

  • A. Hình dạng, kích thước, màu sắc cố định
  • B. Hình dạng, kích thước cố định
  • C. Kích thước, màu sắc không cố định
  • D. Hình dạng, kích thước, màu sắc không cố định

Câu 3: Nấm có thể sống ở

  • A. Đất ẩm
  • B. Rơm rạ mục
  • C. Thức ăn
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Tên gọi của loại nấm sau là

câu 4

  • A. Nấm tai mèo (mộc nhĩ)
  • B. Nấm hương
  • C. Nấm rơm
  • D. Nấm kim châm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một số nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men
  • B. Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm, chân nấm.
  • C. Nấm chỉ có một hình dạng duy nhất là hình mũ
  • D. Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...

Câu 6: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  • A. Có lợi cho sức khỏe con người
  • B. Có hại cho sức khỏe con người
  • C. Không có giá trị dinh dưỡng
  • D. Không được dùng phổ biến

Câu 7: Ngoài bột mì, nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh mì là

  • A. Vi-ta-min
  • B. Khí ô-xi
  • C. Nấm men
  • D. Nấm ăn

Câu 8: Nấm men không dùng để

  • A. Làm lẩu nấm thịt gà
  • B. Làm bánh mì
  • C. Làm bánh bao
  • D. Lên men rượu

Câu 9: Loại nấm nào sau đây ăn được?

  • A. Nấm hương
  • B. Nấm đùi gà
  • C. Nấm mỡ
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Nấm là nguồn thực phẩm

  • A. Có giá trị dinh dưỡng cao
  • B. Cung cấp nhiều loại vi-ta-min
  • C. Cung cấp các chất xơ, chất đạm
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Thịt trâu gác bếp là một đặc sản của vùng cao ở Việt Nam ta. Hình thức làm thịt châu gác bếp chính là hình thức bảo quản thực phẩm theo cách?

  • A. Bảo quản mặn bằng cách ngâm vào muối
  • B. Bảo quản tươi bằng cách nấu chín
  • C. Bảo quản khô bằng nhiệt
  • D. Bảo quản lạnh bằng cho vào tủ lạnh

Câu 12: Những loại đồ khô như mực khô, cá khô,…đã được bảo quản bằng cách

  • A. Phơi khô
  • B. Ngâm đường
  • C. Để trong phòng bếp
  • D. Bảo quản trong tủ lạnh

Câu 13: Đâu không phải cách bảo quản thực phẩm?

  • A. Ngâm đường
  • B. Phơi khô
  • C. Để thực phẩm trong phòng
  • D. Sấy khô

Câu 14: Màu sắc của nấm độc thường

  • A. Sặc sỡ
  • B. Chủ yếu là màu trắng
  • C. Có màu sắc khác nhau
  • D. Chủ yếu là màu đỏ

Câu 15: Khi bị ngộ độc

  • A. Cơ quan tiêu hóa, thần kinh bị ảnh hưởng
  • B. Có thể tử vong nếu bị ngộ độc nặng
  • C. Cơ thể sẽ tăng cân mất kiểm soát
  • D. Cả A và B

Câu 16: Khi động vật có biểu hiện bỏ ăn, mệt mỏi, ta nên

  • A. Thay đổi các loại thức ăn khác nhau
  • B. Đưa vật nuôi đi khám
  • C. Cho vật nuôi uống nhiều nước
  • D. Vận dụng kinh nghiệm dân gian để chữa trị cho vật nuôi

Câu 17: Quá trình thực vật sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các - bô - níc, đồng thời thải ra khí ô - xi còn gọi là gì?

  • A. Sinh sản
  • B. Hô hấp
  • C. Quang hợp
  • D. Trao đổi khí

Câu 18: Khi thấy đất trồng cây khô, có hiện tượng nứt nẻ, ta nên

  • A. Tưới nước cho cây
  • B. Bón phân cho cây
  • C. Vun xới đất
  • D. Dùng lưới để che nắng cho cây

Câu 19: Vì sao ở những sông, hồ nhiều rác thường có hiện tượng cá chết hàng loạt?

  • A. Vì rác che hết mặt nước, khí ô-xi không thể khuếch tán vào nước, khiến cho cá không thở được
  • B. Vì nước ở sông, hồ đó bị ô nhiễm, có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, không đảm bảo điều kiện sống cho cá
  • C. Rác hấp thụ hết hơi nước trong không khí, làm cho da cá bị khô
  • D. Rác làm giảm lượng thức ăn của cá

Câu 20: Cần phải xới đất tơi xốp cho cây vì

  • A. Ngoài lá, thân và rễ cây cũng thực hiện quá trình hô hấp, khi xới đất sẽ giúp rễ cây hô hấp tốt hơn
  • B. Nước thoát ra từ lá cây rơi xuống đất làm đất quá ẩm, xới đất giúp lượng nước thừa dễ bay hơi
  • C. Giúp cây dễ thực hiện quá trình quang hợp
  • D. Giúp cây dễ hấp thụ các-bô-níc
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác