Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 20 Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 20 Nấm ăn và nấm trong chế biến thực phẩm - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nấm có thể dùng để

  • A. Nấu ăn
  • B. Làm bánh
  • C. Làm thuốc
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

  • A. Nấm đùi gà
  • B. Nấm sò
  • C. Nấm yến
  • D. Nấm linh chi

Câu 3: Nấm nào sau đây không ăn được?

  • A. Nấm mối
  • B. Nấm mốc
  • C. Nấm mồng gà
  • D. Nấm yến

Câu 4: Nấm ăn không dùng để

  • A. Làm canh nấm bào ngư
  • B. Làm nấm rơm kho gừng
  • C. Làm bánh bao
  • D. Làm nấm rơm xào thịt heo

Câu 5: Vai trò của nấm men là

  • A. Tăng độ ẩm không khí
  • B. Làm thuốc
  • C. Làm sạch không khí
  • D. Sản xuất bia, rượu, làm men bột nở,…

Câu 6: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  • A. Có lợi cho sức khỏe con người
  • B. Có hại cho sức khỏe con người
  • C. Không có giá trị dinh dưỡng
  • D. Không được dùng phổ biến

Câu 7: Ngoài bột mì, nguyên liệu không thể thiếu khi làm bánh mì là

  • A. Vi-ta-min
  • B. Khí ô-xi
  • C. Nấm men
  • D. Nấm ăn

Câu 8: Nấm men không dùng để

  • A. Làm lẩu nấm thịt gà
  • B. Làm bánh mì
  • C. Làm bánh bao
  • D. Lên men rượu

Câu 9: Loại nấm nào sau đây ăn được?

  • A. Nấm hương
  • B. Nấm đùi gà
  • C. Nấm mỡ
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Nấm là nguồn thực phẩm

  • A. Có giá trị dinh dưỡng cao
  • B. Cung cấp nhiều loại vi-ta-min
  • C. Cung cấp các chất xơ, chất đạm
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

  • A. Nấm đùi gà
  • B. Nấm sò
  • C. Nấm yến
  • D. Nấm linh chi

Câu 12: Nấm men được dùng để

  • A. Làm bánh mì
  • B. Làm bánh bao
  • C. Lên men rượu
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

  • A. Nấm linh chi
  • B. Nấm dông trùng hạ thảo
  • C. Nấm yến
  • D. Nấm đông cô

Câu 14: Loại nấm nào sau đây là nấm ăn?

  • A. Nấm rơm
  • B. Nấm tai mèo
  • C. Nấm sò
  • D. Cả A, B, C

Câu 15: Nấm men, nấm mốc thường phát triển trong môi trường như thế nào?

  • A. Tối và ẩm ướt
  • B. Khô và nắng ráo
  • C. Lạnh và ấm ướt
  • D. Ấm nóng và ẩm ướt

Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “............. là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều loại vi-ta-min, chất xơ, chất đạm,…có lợi cho sức khỏe của con người”

  • A. Nấm ăn
  • B. Nấm men
  • C. Tất cả các loại nấm
  • D. Động vật

Câu 17: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

  • A. Nấm linh chi
  • B. Nấm sò
  • C. Nấm đùi gà
  • D. Nấm đông trùng hạ thảo

Câu 18: Đâu không phải tên một loại nấm

  • A. Nấm hương
  • B. Nấm mồng gà
  • C. Nấm đùi vịt
  • D. Nấm đông cô

Câu 19: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

  • A. Nấm mộc nhĩ
  • B. Nấm đông cô
  • C. Nấm đông trùng hạ thảo
  • D. Nấm linh chi

Câu 20: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

  • A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không
  • B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không
  • C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi
  • D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không

Câu 21: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

  • A. Vì khi mưa không khí mát mẻ
  • B. Vì sau khi mưa, môi trưởng ẩm ướt
  • C. Vì nước mưa có nhiều chất dinh dưỡng
  • D. Cả A, B, C

Câu 22: Tác dụng của nấm là gì?

  • A. Sử dụng trong công nghệ thực phẩm
  • B. Sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men
  • C. Dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym.
  • D. Cả A, B, C

Câu 23: Cho các phát biểu sau về nấm hương

(1) Các món ăn được làm từ nấm hương thường ít chất dinh dưỡng

(2) Nấm hương tốt cho tim mạch

(3) Nấm hương có thể chống nhiễm trùng

(4) Ăn nhiều nấm hương làm xương dễ gãy

(5) Tiêu thụ quá nhiều nấm hương làm tăng khả năng ung thư

Số phát biểu không đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 24: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

  • A. Để làm nấm men sinh trường và phát triển
  • B. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh
  • C. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí
  • D. Để làm nấm men có đủ hơi nước

Câu 25: Vì sao khi làm bánh ta lại phải trộn bột với nấm men bánh mì?

  • A. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra khí ô-xi và hình thành các bọt khí, giúp bột nở ra và làm cho bánh phồng, xốp
  • B. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra khí các-bô-níc và hình thành các bọt khí, giúp bột nở ra và làm cho bánh phồng, xốp
  • C. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra hơi nước, giúp bột nở ra và làm cho bánh phồng, xốp
  • D. Vì khi cho nấm men bánh mì vào bột mì rồi trộn với nước sẽ tạo ra các chất dinh dưỡng, làm cho bánh ngon hơn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác