Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 27 Phòng tránh đuối nước

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 27 Phòng tránh đuối nước - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chúng ta có thể bơi lội an toàn trong khu vực nào sau đây?

  • A. Bể bơi có quản lý.
  • B. Khu vực biển bất kì.
  • C. Thác nước hoang sơ.
  • D. Hồ thủy điện.

Câu 2: Việc chúng ta cần làm sau khi bơi là

  • A. Nhịn ăn.
  • B. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • C. Chạy tại chỗ.
  • D. Chạy xung quanh bể bơi vài vòng.

Câu 3: Việc chúng ta nên làm trước khi bơi là

  • A. Khởi động bằng các động tác phù hợp.
  • B. Mặc quần áo thật chật.
  • C. Mặc thật nhiều quần áo tránh nhiễm lạnh.
  • D. Làm nóng cơ thể.

Câu 4: Quan sát các hình ảnh sau và cho biết đâu là việc nên làm để phòng tránh đuối nước?

Quan sát các hình ảnh sau và cho biết đâu là việc nên làm để phòng tránh đuối nước?

  • A. Hình 1
  • B. Hình 2
  • C. Hình 3
  • D. Hình 4

Câu 5: Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi tập bơi?

  • A. Bơi lội đúng nơi quy định.
  • B. Không bơi khi quá no hoặc quá đói.
  • C. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi bơi.
  • D. Tập bơi khi đang ốm.

Câu 6: Khi đi bơi, đi tắm cần chuẩn bị những gì?

  • A. Áo phao
  • B. Đồ cứu hộ
  • C. Đi cùng người biết bơi
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Đâu không phải các đồ bảo hộ cần thiết khi bơi?

  • A. Kính bơi.
  • B. Mũ bơi.
  • C. Đai lưng.
  • D. Áo phao.

Câu 8: Để phòng tránh đuối nước, chúng ta không nên

  • A. che đậy miệng giếng cần thận.
  • B. vượt quá khu vực giới hạn cho phép khi tắm biển.
  • C. tắm biển dùng phao bơi.
  • D. tập bơi cùng thầy hướng dẫn.

Câu 9: Nếu em làm rơi một quả bóng xuống hồ nước, cách lấy quả bóng an toàn là

  • A. Nhảy xuống nước để lấy bóng.
  • B. Lấy cành cây dài để khua.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  • D. Tự bơi thuyền ra lấy.

Câu 10: Việc chúng ta nên làm làm trong khi bơi là

  • A. Bơi vào nơi nước sâu quá quy định.
  • B. Không tuân theo động tác bơi của người hướng dẫn.
  • C. Đẩy bạn bè xuống nước để tập phản xạ cho bạn.
  • D. Dừng bơi nếu cảm thấy ốm, mệt.

Câu 11: Tại sao phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ ngay sau khi bơi?

  • A. Tránh các bệnh lý về da.
  • B. Tránh bệnh liện quan đến tai, mũi, họng
  • C. Tránh bệnh về mắt.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 12: Tại sao không nên bơi khi đang ốm, mệt, nổi gai ốc?

  • A. Dễ cảm thấy đói.
  • B. Dễ bị nhiễm lạnh.
  • C. Dễ bị chuột rút, cảm lạnh, ngất xỉu.
  • D. Dễ suy giảm hệ miễn dịch.

Câu 13: Cần làm gì với những vật, những sự vật có thể gây đuối nước như cái giếng?

  • A. Mở nắp
  • B. Chỉ cần treo tấm biển "không lại gần"
  • C. Rào và che chắn kín
  • D. Tất cả đều sai

Câu 14: Khi gặp người đuối nước em nên

  • A. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  • B. Bơi ra ứng cứu.
  • C. Lấy que dài gạt người đó vào bờ.
  • D. Bỏ đi.

Câu 15: Đâu không phải động tác vệ sinh cơ thể sau khi bơi?

  • A. Làm khô tai đúng cách.
  • B. Tắm tráng cơ thể.
  • C. Rửa mắt đúng cách.
  • D. Mặc quần áo ướt cho đến khi khô.

Câu 16: Khi vui chơi để tránh bị đuối nước thì cần?

  • A. Vui chơi thỏa mái, ở đâu cũng được
  • B. Chơi ở cạnh vùng sông, suối
  • C. Càng xa nhà càng tốt
  • D. Chơi xa những nơi nguy hiểm, đặc biệt là sông, suối, ao, hồ,…

Câu 17: Tại sao phải thực hiện các động tác khởi động trước khi bơi?

  • A. Chống ngạt nước.
  • B. Chống chuột rút và bong gân.
  • C. Chống các bệnh da liễu khi tiếp xúc với nước.
  • D. Làm nóng cơ thể, khi xuống nước không bị lạnh.

Câu 18: Tại sao không nên bơi khi quá no?

  • A. Dễ bị chuột rút.
  • B. Dễ bị nôn ói và ngạt nước.
  • C. Dễ mắc các bệnh về da.
  • D. Dễ nhiễm vi khuẩn.

Câu 19: Để phòng tránh đuối nước, chúng ta nên

  • A. đi thuyền không mặc áo phao.
  • B. chơi đùa xung quanh khu vực nước sâu.
  • C. đi học bơi.
  • D. đi câu cá một mình.

Câu 20: Tại sao không nên bơi khi quá đói?

  • A. Vì bơi cần tiêu tốn nhiều năng lượng dễ bị hạ đường huyết.
  • B. Dễ khiến chúng ta bị sặc nước.
  • C. Dễ bị đau bụng đi ngoài.
  • D. Dễ khiến chúng ta bị đau đầu.

Câu 21: Cần làm gì để giảm thiểu lượng người đuối nước?

  • A. Giáo dục từ nhà trường
  • B. Giáo dục từ gia đình
  • C. Giáo dục từ các buổi sinh hoạt ngoại khóa của nhà nước
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 22: Các bạn em rủ em bơi lội như tình huống sau, em sẽ làm như thế nào?

Các bạn em rủ em bơi lội ở khu vực dưới đây, em sẽ làm như thế nào?

  • A. Em sẽ đi theo vì khu vực này có nhiều người và có cả người lớn.
  • B. Em rủ thêm nhiều bạn khác đi cùng.
  • C. Em sẽ mang thêm phao bơi và một số đồ bảo hộ khác.
  • D. Em không đi và khuyên các bạn không nên đi.

Câu 23: Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  • A. Cảnh báo trơn trượt.
  • B. Cảnh báo nước sâu.
  • C. Cảnh báo nước nông.
  • D. Cảnh báo cấm tắm.

Câu 24: Bệnh về da có thể mắc phải nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi bơi là 

  • A. Viêm da, viêm nang lông, nhiễm nấm.
  • B. Nổi mụn thịt.
  • C. Nám da, đồi mồi, tàn nhang.
  • D. Bệnh bạch biến.

Câu 25: Cho các phát biểu sau 

(1) Không tắm tráng sau khi xuống nước để tiết kiệm nước

(2) Nên khởi động trước khi xuống nước

(3) Dòng nước lớn, các nơi ngập nước không gây đuối nước nếu ta đi qua

(4) Nếu bể bơi không quá sâu thì có thể tự xuống mà không cần người giám sát

(5) Phải ăn thật no trước khi bơi để tránh bị tụt đường huyết

Số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 26: Cho các phát biểu sau về phòng tránh đuối nước

(1) Trước khi xuống nước, phải phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước

(2) Để phòng tránh đuối nước ta nên tự học bơi và dạy bạn bơi

(3) Chỉ dùng áo phao khi đi biển, nếu ra hồ bơi thì không cần dùng áo phao

(4) Che chắn bể chứa nước, rào kín ao, khu vực ngập nước

Số phát biểu không đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác