Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 7 Ôn tập chủ đề chất

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 7 Ôn tập chủ đề chất - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phải bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm vì

  • A. Nước có vai trò quan trọng cho sự sống.
  • B. Rất nhiều nơi trên thế giới thiếu nước sạch.
  • C. Nước bị ô nhiễm sẽ gây ra rất nhiều bệnh tật.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 2: Tính chất chung của không khí là

  • A. Trong suốt, không màu
  • B. Không mùi
  • C. Không vị
  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Nước có thể dùng để

  • A. Tắm, gội
  • B. Giặt quần áo
  • C. Khai thác và cung cấp điện năng
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Đâu không phải việc làm cần thiết để phòng tránh bão khi có bão?

  • A. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
  • B. Không nên ra khỏi nhà, đóng kín các cửa.
  • C. Trú ẩn dưới gốc cây cổ thụ.
  • D. Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, …

Câu 5: Quá trình nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là

  • A. Sự ngưng tụ.
  • B. Sự bay hơi.
  • C. Sự đông đặc.
  • D. Sự nóng chảy.

Câu 6: Có thể làm sạch nước đục bằng cách nào sau đây?

  • A. Khử trùng
  • B. Lọc
  • C. Đun sôi
  • D. Phơi nắng

Câu 7: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

  • A. Nước lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật
  • B. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp
  • C. Nước không có hình dạng nhất định
  • D. Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 8: Hơi nước khi gặp lạnh sẽ………thành những giọt nước li ti. Từ thích hợp điền vào “….” Là

  • A. Ngưng tụ
  • B. Bay hơi
  • C. Đông đặc
  • D. Nóng chảy

Câu 9: Hướng nước chảy là

  • A. Từ nơi thấp đến nơi cao.
  • B. Từ nơi cao xuống nơi thấp.
  • C. Từ chỗ gồ ghề đến chỗ bằng phẳng.
  • D. Từ chỗ bằng phẳng đến chỗ gồ ghề.

Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm không khí?

  • A. Rác thải, khí thải từ xe cộ, nhà máy
  • B. Cháy rừng
  • C. Hoạt động sản xuất của con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Nước đọng trên nắp vung khi nấu ăn là hiện tượng

  • A. Ngưng tụ
  • B. Bay hơi
  • C. Đông đặc
  • D. Nóng chảy

Câu 12: Thành phần chính của không khí gồm

  • A. Khí oxygen
  • B. Khí nitrogen
  • C. Khí carbon dioxide
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: “Chính sự nóng lên … (1)… giữa đất liên và biển đã làm cho không khí … (2)… và tạo thành gió.”

(1) và (2) là

  • A. (1) đều nhau, (2) chuyển động.
  • B. (1) không đều nhau, (2) không chuyển động.
  • C. (1) không đều nhau, (2) chuyển động.
  • D. (1) đều nhau, (2) không chuyển động.

Câu 14: Cách để bảo vệ nguồn nước là

  • A. Đổ rác đúng nơi và phân loại rác.
  • B. Rửa bình phun thuốc trừ sâu ở sông hồ thay vì rửa ở nhà
  • C. Vứt rác thải sinh hoạt xuống sông hồ
  • D. Cả A, B, C

Câu 15: Đâu không là vai trò của không khí đối với sự sống?

  • A. Cung cấp nitrogen giúp cây cối phát triển nhanh.
  • B. Gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Không khí giúp điều hòa khí hậu.
  • D. Cung cấp sự sống, sự cháy cho vạn vật.

Câu 16: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự đúng để hoàn chỉnh vòng tuần hoàn của nước

(1) Hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây.

(2) Nước mưa rơi xuống, cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ,…

(3) Nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,… chuyển thể thành hơi nước bay lên cao do sức nóng của ánh sáng mặt trời.

(4) Các hạt nước nhỏ hợp thành những hạt nước lớn hơn, nặng hơn và rơi xuống thành mưa.

  • A. (1), (4), (2), (3)
  • B. (2), (3), (1), (4)
  • C. (3), (1), (4), (2)
  • D. (4), (2), (3), (1)

Câu 17: Trong tự nhiên, nguyên nhân làm không khí chuyển động là gì?

  • A. Do không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh đến thế chỗ.
  • B. Do không khí lạnh bốc lên cao, không khí nóng đến thế chỗ.
  • C. Do không khí lạnh và nóng đan xen nhau.
  • D. Do không khí lạnh và không khí nóng chuyển động ngược chiều nhau.

Câu 18: Một cái hộp rỗng đựng không khí, khi đó không khí sẽ có hình gì?

  • A. Hình tròn
  • B. Hình tam giác
  • C. Hình vuông
  • D. Hình dạng của cái hộp đựng nó

Câu 19: Tính chất của nước là?

  • A. Nước không màu, không mùi, không vị, có hình dạng nhất định.
  • B. Nước có màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
  • C. Nước không màu, có mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
  • D. Nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

Câu 20: Hiện tượng nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A. Gió thổi
  • B. Tạo thành mây
  • C. Mưa rơi
  • D. Lốc xoáy

Câu 21: Nhà kính trồng rau là công trình có mái che được làm bằng kính hoặc các vật liệu tương tự nhằm tránh các tác hại từ thời tiết. Tuy nhiên các nhà kính đều có cửa thông khí, mục đích là để

  • A. Trao đổi nhiệt độ với môi trường bên ngoài.
  • B. Cung cấp không khí cho cây cối.
  • C. Cung cấp độ ẩm của môi trường bên ngoài cho cây cối.
  • D. Tưới cây bằng nước mưa, không phải xây các hệ thống tưới tiêu.

Câu 22: Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra. Tính chất này có thể được ứng dụng trong việc

  • A. Bơm xe đạp
  • B. Vá săm xe đạp
  • C. Chế tạo xe đạp
  • D. Cả A, B, C

Câu 23: Sự chuyển thể của nước có thể ứng dụng trong việc

  • A. Phơi nước biển dưới nắng để thu được muối.
  • B. Phơi quần áo sau khi giặt dưới nắng.
  • C. Phơi cá dưới ánh nắng để thu được cá khô.
  • D. Cả A, B và C

Câu 24: Khi xe đạp bị thủng săm, người thợ sửa xe có thể phát hiện chỗ bị thủng bằng cách nào sau đây?

  • A. Tháo hết không khí ở trong săm ra rồi tìm xem chỗ nào có lỗ thủng
  • B. Tháo van săm ra rồi đổ nước vào săm, tìm xem chỗ nào có nước chảy ra
  • C. Bơm căng săm rồi lần lượt nhúng từng đoạn săm vào chậu nước, tìm xem chỗ nào có bọt nước nổi lên chứng tỏ săm chỗ đó bị thủng
  • D. Cả A, B, C

Câu 25: Khi ta cầm chong chóng chạy thì chong chóng sẽ quay. Hiện tượng này là do

  • A. Trong không khí có hơi nước và bụi. Khi ta chạy, hơi nước xung quanh chuyển động tạo ra gió và làm chong chóng quay
  • B. Không khí có ở xung quanh ta. Khi ta chạy, không khí xung quanh chuyển động tạo ra gió và làm chong chóng quay
  • C. Trong không khí có hơi nước và bụi. Khi ta chạy, bụi xung quanh chuyển động tạo ra gió và làm chong chóng quay
  • D. Khi ta chạy sẽ tạo ra gió làm chong chóng quay, khi ta không chạy sẽ không có gió nên chong chóng không quay

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác