Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 18 Ôn tập chủ đề thực vật và động vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 18 Ôn tập chủ đề thực vật và động vật - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thực vật có thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng nhờ yếu tố nào?

  • A. Ánh sáng
  • B. Nước
  • C. Chất khoáng
  • D. Nhiệt độ

Câu 2: Động vật cần những yếu tố nào để sống và phát triển?

  • A. Thức ăn, nước
  • B. Khí ô-xi.
  • C. Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp
  • D. Cả A, B, C.

Câu 3: Chúng ta có thể chăm sóc và bảo vệ cây trồng bằng cách

  • A. Tưới nước
  • B. Che nắng bằng lưới
  • C. Vun xới gốc cây
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Cây sẽ thế nào nếu không được tưới nước?

  • A. Cây sẽ di chuyển đến nơi có nước
  • B. Cây sẽ phát triển tốt và mạnh khỏe
  • C. Cây sẽ héo và cuối cùng sẽ chết
  • D. Cây vẫn bình thường

Câu 5: Nước và chất khoáng có trong đất được thực vật lấy vào qua bộ phận nào?

  • A. Lá
  • B. Thân
  • C. Rễ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Để tổng hợp thành chất dinh dưỡng, động vật phải lấy thức ăn từ

  • A. Thực vật
  • B. Động vật khác
  • C. Không khí
  • D. Cả A và B

Câu 7: Vun xới đất giúp

  • A. Cung cấp nước cho cây
  • B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây
  • C. Làm đất tăng thêm độ thoáng đồng thời hạn chế bốc hơi nước
  • D. Cung cấp ánh sáng mặt trời cho cây quang hợp

Câu 8: Động vật không có khả năng

  • A. Tự săn mồi.
  • B. Tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
  • C. Ăn thịt động vật khác.
  • D. Đẻ trứng.

Câu 9: Việc làm giúp chăm sóc, bảo vệ vật nuôi là

  • A. Cung cấp đầy đủ thức ăn
  • B. Cung cấp nước uống, khí ô-xi
  • C. Cho vật nuôi sống ở nơi có nhiệt độ và ánh sáng thích hợp
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí ....(1)..... và thải ra khí ......(2)......

  • A. các - bô - níc, ô - xi
  • B. ô - xi, các - bô - níc
  • C. ni - tơ, ô - xi
  • D. các - bô - níc, ni - tơ

Câu 11: Khi chăm sóc cây trồng, ta không nên

  • A. Để cây vào chỗ tối để tránh nắng cho cây
  • B. Phủ màng ni lông để chống rét
  • C. Che nắng bằng lưới
  • D. Bón phân cho cây

Câu 12: Không thể bảo vệ vật nuôi bằng cách

  • A. Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi
  • B. Để vật nuôi chạy tự do trên đường
  • C. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại
  • D. Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng

Câu 13: Thí nghiệm đặt cây đậu được trồng trong đất có đủ chất khoáng vào trong phòng tối, rồi tưới nước thường xuyên nhằm chứng minh điều gì?

  • A. Cây cần nước
  • B. Cây cần ánh sáng
  • C. Cây cần chất khoáng
  • D. Cây cần không khí

Câu 14: Trong quá trình trao đổi chất với môi trường, động vật thải ra

  • A. Các chất cặn bã.
  • B. Nước tiểu.
  • C. Khí các-bô-nic.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 15: Cây xanh trao đổi khí với môi trường vào ban ngày và ban đêm khác nhau như thế nào?

  • A. Quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra vào ban đêm còn quá trình quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời
  • B. Quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra cả ngày lẫn đêm còn quá trình quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời
  • C. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra cả ngày lẫn đêm còn quá trình hô hấp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời
  • D. Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra vào ban đêm còn quá trình hô hấp chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời

Câu 16: Khi động vật có biểu hiện bỏ ăn, mệt mỏi, ta nên

  • A. Thay đổi các loại thức ăn khác nhau
  • B. Đưa vật nuôi đi khám
  • C. Cho vật nuôi uống nhiều nước
  • D. Vận dụng kinh nghiệm dân gian để chữa trị cho vật nuôi

Câu 17: Quá trình thực vật sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các - bô - níc, đồng thời thải ra khí ô - xi còn gọi là gì?

  • A. Sinh sản
  • B. Hô hấp
  • C. Quang hợp
  • D. Trao đổi khí

Câu 18: Khi thấy đất trồng cây khô, có hiện tượng nứt nẻ, ta nên

  • A. Tưới nước cho cây
  • B. Bón phân cho cây
  • C. Vun xới đất
  • D. Dùng lưới để che nắng cho cây

Câu 19: Vì sao ở những sông, hồ nhiều rác thường có hiện tượng cá chết hàng loạt?

  • A. Vì rác che hết mặt nước, khí ô-xi không thể khuếch tán vào nước, khiến cho cá không thở được
  • B. Vì nước ở sông, hồ đó bị ô nhiễm, có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, không đảm bảo điều kiện sống cho cá
  • C. Rác hấp thụ hết hơi nước trong không khí, làm cho da cá bị khô
  • D. Rác làm giảm lượng thức ăn của cá

Câu 20: Cần phải xới đất tơi xốp cho cây vì

  • A. Ngoài lá, thân và rễ cây cũng thực hiện quá trình hô hấp, khi xới đất sẽ giúp rễ cây hô hấp tốt hơn
  • B. Nước thoát ra từ lá cây rơi xuống đất làm đất quá ẩm, xới đất giúp lượng nước thừa dễ bay hơi
  • C. Giúp cây dễ thực hiện quá trình quang hợp
  • D. Giúp cây dễ hấp thụ các-bô-níc

Câu 21: Khi động vật được cung cấp không khí, nước và ánh sáng nhưng vẫn có biểu hiện sức khoẻ suy yếu dần, điều này chứng tỏ sự khác biệt nào ở động vật so với thực vật?

  • A. Động vật không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng
  • B. Sự khác biệt về điều kiện sống cần thiết ở động vật so với thực vật
  • C. Động vật cần nhiều ánh sáng hơn thực vật
  • D. Cả A và B

Câu 22: Tại sao để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phải làm đất tơi xốp, thoáng khí?

  • A. Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng
  • B. Diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh
  • C. Tăng lượng khí có trong đất giúp cây dễ trao đổi khí
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Vì sao khi nhiệt độ quá cao, thỏ thường trốn vào hang?

  • A. Vì khi nhiệt độ quá cao, thỏ có thể bị chết nên chúng trốn vào hang tránh nóng
  • B. Vì trong hang nhiều thức ăn hơn
  • C. Khi nhiệt độ quá cao, lượng hơi nước trong không khí thấp, chúng trốn vào hang để có nhiều nước hơn
  • D. Vì trong hang có nhiều không khí hơn

Câu 24: Vì sao những ngày nắng nóng, ta cần tưới nhiều nước cho cây hơn?

  • A. Vì lá cây thoát ít hơi nước hơn
  • B. Vì lá cây thoát nhiều hơi nước hơn
  • C. Vì lượng hơi nước do lá thoát ra không đổi
  • D. Vì lá cây quang hợp nhiều hơn nên cần nước

Câu 25: Vì sao gấu hay ngủ đông?

  • A. Vì ngủ đông giúp chúng tự tổng hợp được nhiều chất dinh dưỡng hơn
  • B. Khi nhiệt độ của môi trường quá thấp, gấu có thể bị chết nên chúng ngủ đông để tránh rét
  • C. Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, gấu dễ bị tấn công bởi các động vật khác
  • D. Vì ngủ đông giúp gấu tăng khả năng trao đổi chất với môi trường

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác