Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 25 Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 25 Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi?

  • A. Ăn uống thiếu cân bằng, lành mạnh, thiếu các thức ăn chứa sắt
  • B. Bị các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng kém
  • C. Ít vận động, tập thể dục thể thao
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Bệnh về chất dinh dưỡng do đâu mà ra?

  • A. Do ăn thiếu chất dinh dưỡng
  • B. Do ăn thừa chất dinh dưỡng
  • C. Do ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
  • D. A và B đúng

Câu 3: Cần làm gì để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng?

  • A. Ăn chín uống sôi
  • B. Tẩy giun định kỳ
  • C. Chế độ dinh dưỡng hợp lí
  • D. A, B và C

Câu 4: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao,… là dấu hiệu chính của bệnh

  • A. Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi.
  • B. Bệnh thiếu máu thiếu sắt.
  • C. Bệnh thừa cân béo phì.
  • D. Bệnh về tim.

Câu 5: Nhóm thực phẩm nào sau đây chứa nhiều sắt?

  • A. Thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm, trứng
  • B. Ngô, khoai, sắn, cơm
  • C. Cà phê, trà, bia, rượu
  • D. Sữa chua, phô mai, cá hồi

Câu 6: Cho hình vẽ sau

Cho hình vẽ sau  Bạn học trong hình có thể bị bệnh

Bạn học trong hình có thể bị bệnh

  • A. Béo phì
  • B. Suy dinh dưỡng thấp còi
  • C. Thiếu máu thiếu sắt
  • D. Thiếu can-xi

Câu 7: Trẻ em có chiều cao, cân nặng thấp hơn so với chiều cao và cân nặng chuẩn của độ tuổi là dấu hiệu chính của bệnh

  • A. Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi.
  • B. Bệnh thiếu máu thiếu sắt.
  • C. Bệnh thừa cân béo phì.
  • D. Bệnh về tim.

Câu 8: Nếu có chương trình can thiệp dinh dưỡng thì nên ưu tiên cho?

  • A. Trẻ em suy dinh dưỡng và còi cọc
  • B. Trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng
  • C. Trẻ em béo phì, thừa cân
  • D. A và B

Câu 9: Nguyên nhân nào dưới đây gây nên bệnh suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em?

  • A. Chế độ ăn thiếu chất bột đường, chất đạm, chất béo, không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của cơ thể
  • B. Ăn quá nhiều trứng
  • C. Ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Cơ thể người bệnh bị thừa cân béo phì có

  • A. Những lớp mỡ nhiều quá mức, tích tụ tại một số bộ phận như dưới cánh tay, bụng, eo, cằm,…
  • B. Cân nặng hơn 50 kg
  • C. Chiều cao hơn 1m7
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Biện pháp nào sau đây không giúp phòng tránh bệnh thiếu máu, thiếu sắt?

  • A. Thực hiện đúng các chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
  • B. Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt.
  • C. Uống nhiều nước muối.
  • D. Uống thực phẩm chức năng, thuốc chứa sắt theo đơn của bác sĩ.

Câu 12: Bé gái 10 tuổi có cận nặng khoảng 50 kg và chiều cao khoảng 139 cm. Bé gái có thể bị bệnh

  • A. Béo phì
  • B. Suy dinh dưỡng thấp còi
  • C. Thiếu máu thiếu sắt
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: Nguyên nhân gây bệnh thừa cân béo phì thường do

  • A. Chế độ ăn uống thừa các chất bột đường, chất béo, chất đạm
  • B. Ít vận động
  • C. Ăn quá nhiều trứng
  • D. Cả A và B

Câu 14: Bạn Phong thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt vào buổi tối, bạn Phong có thể bị

  • A. Suy dinh dưỡng thấp còi
  • B. Thiếu máu thiếu sắt
  • C. Béo phì
  • D. Phát triển chiều cao quá nhanh

Câu 15: Bé gái 10 tuổi có cận nặng dưới 20 kg và chiều cao dưới 126 cm. Bé gái có thể bị bệnh

  • A. Béo phì
  • B. Suy dinh dưỡng thấp còi
  • C. Thiếu máu thiếu sắt
  • D. Cả A, B, C

Câu 16: Người bệnh có cân nặng theo chiều cao lớn hơn cân nặng theo chiều cao chuẩn của độ tuổi là dấu hiệu chính của bệnh

  • A. Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi.
  • B. Bệnh thiếu máu thiếu sắt.
  • C. Bệnh thừa cân béo phì.
  • D. Bệnh về tim.

Câu 17: Vì không thích uống thuốc nên hơn 2 năm rồi Hạnh của uống thuốc tẩy giun, cơ thể Hạnh có thể mắc bệnh

  • A. Béo phì
  • B. Suy dinh dưỡng thấp còi
  • C. Bệnh về gan
  • D. Bệnh về tim

Câu 18: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi?

  • A. Ăn uống thiếu chất bột đường.
  • B. Ăn uống thiếu chất đạm, chất béo, chất khoáng và các vitamin.
  • C. Bị các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
  • D. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Câu 19: Nguyên không thích ăn các sản phẩm chứa sắt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…Theo em, nêu Nguyên không bổ sung sắt kịp thời, Nguyên có thể bị

  • A. Béo phì
  • B. Suy dinh dưỡng thấp còi
  • C. Thiếu máu thiếu sắt
  • D. Bệnh về tim

Câu 20: Trẻ em nên được tắm nắng để giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương vì

  • A. Ánh nắng giúp da săn chắc.
  • B. Vitamin D tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời.
  • C. Ánh nắng cung cấp nhiều chất bột đường tốt cho sự phát triển của xương.
  • D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 21: Em của Lan hay dậy muộn nên không kịp ăn sáng trước khi đi học. Em thường không ăn hết phần ăn bữa trưa và bữa tối. Điều gì có thể xảy ra với em của Lan nếu tình trạng này kéo dài?

  • A. Em Lan bị bệnh suy dinh dưỡng thấp còi
  • B. Em Lan bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt
  • C. Em Lan Bị bệnh thừa cân, béo phì
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 22: Cho các nhận định sau

  1. Người béo phì nên ăn thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
  2. Người thiếu máu thiếu sắt không nên ăn các thực phẩm như thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm
  3. Nên có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  4. Người có dấu hiệu của suy dinh dưỡng thấp còi nên tránh các thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, chất béo.

Số nhận định không đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 23: Vận động thường xuyên có thể phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi vì

  • A. Vận động giúp cơ thể nhanh phát triển chiều cao.
  • B. Vận động giúp cơ thể tăng chất bột đường.
  • C. Vận động giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • D. Vận động giúp cơ thể có thêm năng lượng.

Câu 24: Tại sao trong gia đình mỗi người có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng khác nhau mặc dù khẩu phần ăn là như nhau?

  • A. Do chế độ luyện tập, thói quen sinh hoạt khác nhau.
  • B. Do môi trường làm việc và học tập khác nhau.
  • C. Do sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể khác nhau.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 25: Cho các phát biểu sau. Có bao nhiêu phát biểu đúng về cách phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng?

  1. Ăn đầy đủ dinh dưỡng ba bữa một ngày
  2. Vận động cơ thể ít nhất 60 phút mỗi ngày
  3. Theo dõi chiều cao cân bằng cơ thể thường xuyên
  4. Không ăn cơm khi cơ thể có câng nặng trên trung bình
  5. Dùng các bài thuốc dân gian nếu cơ thể có dấu hiệu tăng cân hoặc giảm cân quá mức
  6. Học tập nghỉ ngơi hợp lí, tránh bị căng thẳng
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 26: Không bổ sung đủ lượng i-ốt cần thiết khiến cơ thể dễ mắc bệnh gì?

  • A. Đau khớp.
  • B. Viêm phổi.
  • C. Bướu cổ.
  • D. Viêm da.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác