Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 22 Ôn tập chủ đề nấm

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 22 Ôn tập chủ đề nấm - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nấm có thể dùng để

  • A. Nấu ăn
  • B. Làm bánh
  • C. Làm thuốc
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Một số cách bảo quản thực phẩm là

  • A. Ngâm đường
  • B. Sấy khô
  • C. Dùng tủ lạnh
  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Nấm nào sau đây không ăn được?

  • A. Nấm mối
  • B. Nấm mốc
  • C. Nấm mồng gà
  • D. Nấm yến

Câu 4: Nấm có thể sống ở

  • A. Đất ẩm
  • B. Rơm rạ mục
  • C. Thức ăn
  • D. Cả A, B, C

Câu 5: Nấm mốc có thể làm thực phẩm

  • A. Thay đổi màu sắc
  • B. Thay đổi hình dạng
  • C. Thay đổi mùi vị
  • D. Cả A, B, C

Câu 6: Hãy cho biết cách bảo quản phù hợp để tránh nấm mốc ở thực phẩm trong hình sau?

Hãy cho biết cách bảo quản phù hợp để tránh nấm mốc ở thực phẩm trong hình sau?

  • A. Sấy khô
  • B. Làm lạnh
  • C. Ngâm đường
  • D. Ngâm muối

Câu 7: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  • A. Có lợi cho sức khỏe con người
  • B. Có hại cho sức khỏe con người
  • C. Không có giá trị dinh dưỡng
  • D. Không được dùng phổ biến

Câu 8: Quan sát hình ảnh sau và cho biết các bộ phận của nấm là?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết các bộ phận của nấm là?

  • A. (1) Mũ nấm, (2) Cây nấm, (3) Chân nấm
  • B. (1) Mũ nấm, (2) Thân nấm, (3) Chân nấm
  • C. (1) Chân nấm, (2) Cây nấm, (3) Mũ nấm
  • D. (1) Chân nấm, (2) Thân nấm, (3) Mũ nấm

Câu 9: Sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc

  • A. Gây hại cho gan, thận, gây rồi loạn tiêu hóa
  • B. Có thể gây ung thư
  • C. Có thể dẫn đến tử vong
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

  • A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không
  • B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không
  • C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi
  • D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không

Câu 11: Nấm có màu nâu, vàng, trắng, đỏ,…thể hiện

  • A. Nấm có nhiều hình dạng khác nhau
  • B. Màu sắc của nấm rất phong phú
  • C. Nấm có thể quan sát bằng mắt thường
  • D. Cả A, B, C

Câu 12: Cách nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc là

  • A. Mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm
  • B. Đồ ăn bị chua, đắng, thay đổi mùi vị
  • C. Thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một số nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men
  • B. Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm, chân nấm.
  • C. Nấm chỉ có một hình dạng duy nhất là hình mũ
  • D. Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...

Câu 14: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

  • A. Nấm mộc nhĩ
  • B. Nấm hương
  • C. Nấm đông trùng hạ thảo
  • D. Nấm linh chi

Câu 15: Có thể bảo quản thực phẩm bằng phương pháp

  • A. Sấy khô
  • B. Giữ trong điều kiện chân không (loại bỏ hoàn toàn không khí)
  • C. Để trong môi trường có nhiệt độ cao
  • D. Cả A và B

Câu 16: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  • A. Có giá trị dinh dưỡng cao
  • B. Cung cấp nhiều loại vi-ta-min
  • C. Cung cấp các chất xơ, chất đạm
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Thịt trâu gác bếp là một đặc sản của vùng cao ở Việt Nam ta. Hình thức làm thịt châu gác bếp chính là hình thức bảo quản thực phẩm theo cách?

  • A. Bảo quản mặn bằng cách ngâm vào muối
  • B. Bảo quản tươi bằng cách nấu chín
  • C. Bảo quản khô bằng nhiệt
  • D. Bảo quản lạnh bằng cho vào tủ lạnh

Câu 18: Trong hình dưới đây, thực phẩm được bảo quản bằng cách

Trong hình dưới đây, thực phẩm được bảo quản bằng cách

  • A. Ướp muối
  • B. Ướp đường
  • C. Phơi khô
  • D. Hút chân không

Câu 19: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

  • A. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh
  • B. Để làm nấm men sinh trường và phát triển
  • C. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí
  • D. Để làm nấm men có đủ hơi nước

Câu 20: Tác dụng của nấm là gì?

  • A. Sử dụng trong công nghệ thực phẩm
  • B. Sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men
  • C. Dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym.
  • D. Cả A, B, C

Câu 21: Thực phẩm nhiễm nấm mốc chúng ta cần

  • A. Nấu chín lên ăn sẽ không bị ngộ độc.
  • B. Cắt bỏ phần bị nấm mốc và ăn bình thường.
  • C. Bỏ toàn bộ thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
  • D. Phơi nắng thực phẩm sẽ có thể ăn như bình thường.

Câu 22: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

  • A. Vì sau mưa, lượng nước nhiều, đất đủ độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  • B. Vì sau mưa, lượng không khí nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  • C. Vì sau mưa chất dinh dưỡng trong đất nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  • D. Vì sau mưa đất có nhiều khí ô-xi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển

Câu 23: Vì sao thực phẩm bị nhiễm nấm mốc dù đã rửa sạch, cắt bỏ một phần hay nấu chín vẫn không ăn được?

  • A. Vì các sợi nấm mốc thường xâm nhập vào bên trong thực phẩm và tiết ra chất độc. Thực phẩm sau khi bị nhiễm nấm mốc dù đã rửa sạch, cắt bỏ một phần hoặc nấu chín vẫn làm cho món ăn có mùi lạ, làm giảm chất lượng của món ăn
  • B. Vì các sợi nấm mốc thường xâm nhập vào bên trong thực phẩm và tiết ra chất độc. Thực phẩm sau khi bị nhiễm nấm mốc dù đã rửa sạch, cắt bỏ một phần hoặc nấu chín cũng không đảm bảo đã loại bỏ hết được chất độc
  • C. Dù các sợi nấm mốc chỉ ở bên ngoài của thực phẩm nhưng vẫn làm thay đổi màu sắc bên trong của thực phẩm
  • D. Dù các sợi nấm mốc chỉ ở bên ngoài của thực phẩm nhưng vẫn làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, con người ăn phải thực phẩm đó sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chúng

Câu 24: Cho các phát biểu sau về nấm men

(1) Nấm men thường sống trên trái cây, quả mọng, trong dạ dày, trên da của động vật và con người

(2) Nấm men có kích thước rất nhỏ

(3) Nấm men có thể quan sát được bằng mắt thường

(4) Nấm men có hình dạng giống với nấm kim châm

Số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 25: Cho các phát biểu sau về nấm hương

(1) Các món ăn được làm từ nấm hương thường ít chất dinh dưỡng

(2) Nấm hương tốt cho tim mạch

(3) Nấm hương có thể chống nhiễm trùng

(4) Ăn nhiều nấm hương làm xương dễ gãy

(5) Tiêu thụ quá nhiều nấm hương làm tăng khả năng ung thư

Số phát biểu không đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác