Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 10 Âm thanh và sự truyền âm thanh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 10 Âm thanh và sự truyền âm thanh - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Âm thanh truyền được qua

  • A. Chất lỏng.
  • B. Chất rắn.
  • C. Chất khí.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Âm thanh truyền nhanh nhất trong

  • A. chất rắn.
  • B. chất lỏng.
  • C. chất khí.
  • D. tốc độ truyền của âm thanh trong các chất là như nhau.

Câu 3: Nam đặt đồng hồ ở trên bàn học. Mỗi sáng, đồng hồ sẽ báo thức sẽ đổ chuông gọi Nam dậy chuẩn bị đi học. Như vậy, tiếng chuông báo thức truyền đến tai Nam qua đâu?

  • A. Chất rắn
  • B. Chất lỏng
  • C. Chất khí
  • D. Thủy tinh

Câu 4: Nguồn âm là

  • A. các nguồn phát ra âm thanh
  • B. nguồn nhận âm thanh
  • C. một vật bất kì có khả năng cách âm
  • D. tất cả các vật đều là nguồn âm

Câu 5: Đặc điểm chung của các vật phát ra âm thanh là

  • A. đều có khối lượng lớn.
  • B. hầu hết ở thể lỏng.
  • C. đều rung động.
  • D. đều chiếm nhiều thể tích.

Câu 6: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?

  • A. Âm thanh giúp chúng ta trao đổi tâm tư.
  • B. Âm thanh giúp chúng ta có thể nghe giảng.
  • C. Âm thanh giúp chúng ta nhận biết được hiệu lệnh.
  • D. Cả A, B, C

Câu 7: Các chất rắn, lỏng, khí được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tốc độ truyền của âm thanh là

  • A. Rắn → lỏng → khí
  • B. Khí → lỏng → rắn
  • C. Rắn → khí → lỏng
  • D. Lỏng → rắn → khí

Câu 8: Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe thấy tiếng gọi của mọi người ở trên bờ, điều này chứng tỏ

  • A. Âm thanh không thể truyền qua nước.
  • B. Âm thanh có thể truyền qua chất lỏng.
  • C. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn.
  • D. Mọi người ở trên bờ phát ra âm thanh rất lớn.

Câu 9: Vật nào sau đây phát ra âm thanh ?

  • A. Chiếc ly khi vỡ.
  • B. Màng loa khi mở nhạc.
  • C. Búa gõ vào đinh.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 10: Âm thanh nghe thấy to hơn khi

  • A. Ở xa nguồn âm.
  • B. Ở gần nguồn âm.
  • C. Ở bất kì nơi nào, độ to của âm thanh là như nhau
  • D. Ở gần các thiết bị như TV, điện thoại, máy tính.

Câu 11: Ta nghe thấy tiếng còi xe máy to khi

  • A. Đứng gần xe máy
  • B. Đứng cách xa xe máy
  • C. Không nhìn thấy xe máy
  • D. Cả A, B, C

Câu 12: Tai người có thể nghe được âm thanh nhờ

  • A. Sự rung động của vành tai.
  • B. Sự rung động của màng nhĩ.
  • C. Sự rung động của các lông trong tai.
  • D. Sự rung động của các dây thần kinh trong tai.

Câu 13: Rắc giấy vụn lên mặt trống, khi gõ trống thì

  • A. Các mẩu giấy vụn bốc cháy
  • B. Các mẩu giấy vụn rung chuyển tùy vào lực gõ.
  • C. Các mẩu giấy đứng yên.
  • D. Các mẩu giấy bay hết ra ngoài.

Câu 14: Nam và Phong nói chuyện với nhau trong giờ ra chơi. Như vậy, âm thanh đã truyền qua chất nào?

  • A. Chất rắn
  • B. Bức tường
  • C. Cái bàn
  • D. Chất khí

Câu 15: Âm thanh sẽ mất đi khi

  • A. vật phát sáng biến mất.
  • B. các vật ngừng va chạm.
  • C. sự rung động ngừng.
  • D. không có ánh sáng.

Câu 16: Bạn Tùng nghe thấy tiếng chuông đồng hồ to hơn bạn Tú. Điều này chứng tỏ

  • A. Tùng ngồi gần đồng hồ hơn Tú
  • B. Tú ngồi gần đồng hồ hơn Tùng
  • C. Tai Tùng thính hơn tai Tú
  • D. Không khí ở chỗ Tùng trong lành hơn

Câu 17: Trong lớp học, học sinh ngồi ở vị trí nào sẽ nghe thấy tiếng cô giảng là lớn nhất?

  • A. Bàn đầu tiên.
  • B. Bàn thứ hai.
  • C. Bàn giữa lớp
  • D. Bàn cuối lớp.

Câu 18: Khi người nói, bộ phận nào đang rung động?

  • A. Dây đàn.
  • B. Dây thanh quản.
  • C. Thực quản.
  • D. Yết hầu

Câu 19: Cho các trường hợp sau

(1) Khi mở vòi nước chảy vào chậu, ta nghe thấy tiếng nước chảy.

(2) Một người lặn ở dưới nước, nghe thấy tiếng gõ vào mạn thuyền.

(3) Cá chạy ra xa bờ khi có người bước mạnh trên bờ.

(3) Bạn học sinh có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ.

Số trường hợp cho thấy âm thanh có thể truyền qua nước là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 20: Người xưa áp tai xuống đất để nghe thấy tiếng vó ngựa của địch vì

  • A. Âm thanh vó ngựa truyền qua chất lỏng.
  • B. Âm thanh vó ngựa truyền qua chất khí.
  • C. Âm thanh vó ngựa truyền qua chất rắn.
  • D. Âm thanh vó ngựa không truyền qua đất nhưng có thể xác định bằng độ rung chuyển của đất.

Câu 21: Một bạn gõ trống tại điểm A. Hai điều kiện để một bạn khác (bình thường về thính giác) đứng ở B nghe được tiếng chuông là

  • A. Mặt trống phải to, người gõ trống phải là con trai
  • B. Người gõ trống không gõ quá nhỏ, khoảng cách giữa người gõ và người nghe không quá xa
  • C. Khoảng cách giữa người gõ và người nghe càng xa càng tốt, người gõ phải là con trai
  • D. Mặt trống phải to, người gõ trống không gõ quá nhỏ

Câu 22: Cho các phát biểu sau

(1) Chỉ những vật như mặt trống, dây đàn khi phát ra âm thanh mới rung động, còn các vật như hòn đá, cục sắt khi phát ra âm thanh không hề có rung động

(2) Hòn đá khi phát ra âm thanh thì cũng có rung động, tuy vậy rung động rất nhỏ nên ta không thể quan sát trực tiếp được

(3) Chỉ những vật bị gõ, đạp khi phát ra âm thanh mới có rung động còn đài, ti vi khi phát ra âm thanh không liên quan gì tới rung động.

Số phát biểu đúng là

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 23: Âm thanh không thể lan truyền trong

  • A. Chất rắn.
  • B. Chất lỏng.
  • C. Chất khí.
  • D. Chân không.

Câu 24: Tại sao người ta lại gõ vào mạn thuyền để lùa cá vào trong lưới?

  • A. Vì âm thanh truyền được từ chất rắn sang chất lỏng.
  • B. Vì âm thanh truyền được từ chất lỏng sang chất khí.
  • C. Vì âm thanh truyền được từ chất rắn sang chất khí.
  • D. Vì âm thanh truyền được từ chất khí sang chất lỏng.

Câu 25: Chiếc điện thoại dây như hình được ứng dụng từ âm thanh truyền được trong

Chiếc điện thoại dây như hình được ứng dụng từ âm thanh truyền được trong

  • A. Chất lỏng.
  • B. Chất rắn.
  • C. Chất khí.
  • D. Chân không.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác