Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 14 Ôn tập chủ đề năng lượng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 14 Ôn tập chủ đề năng lượng - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn âm là

  • A. các nguồn phát ra âm thanh
  • B. nguồn nhận âm thanh
  • C. một vật bất kì có khả năng cách âm
  • D. tất cả các vật đều là nguồn âm

Câu 2: Những vật phát sáng được gọi là

  • A. Nguồn âm.
  • B. Nguồn sáng.
  • C. Nguồn nước.
  • D. Nguồn phát.

Câu 3: Ta nhìn thấy các vật nhờ

  • A. Ánh sáng truyền từ không khí đến các vật
  • B. Ánh sáng phản chiếu từ các vật đến mắt
  • C. Ánh sáng phản chiếu từ mắt đến các vật
  • D. Ánh sáng từ nước truyền vào mắt

Câu 4: Ánh sáng có thể được dùng để

  • A. Làm nguồn năng lượng sạch cung cấp điện cho con người
  • B. Cung cấp không khí trong lành
  • C. Cải thiện việc ô nhiễm nước
  • D. Cả A, B, C

Câu 5: Vật cản ánh sáng là

  • A. Vật không cho ánh sáng truyền qua
  • B. Vật cho mọi ánh sáng truyền qua
  • C. Vật chỉ cho ánh sáng xanh truyền qua
  • D. Vật không cho ánh sáng truyền qua trong môi trường nước.

Câu 6: Nhờ âm thanh, chúng ta có thể

  • A. Học tập.
  • B. Giao tiếp với nhau.
  • C. Giải trí bằng những giai điệu bài hát.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 7: Nhạc cụ có thể chia thành

  • A. Nhạc cụ dây
  • B. Nhạc cụ gõ
  • C. Nhạc cụ hơi
  • D. Cả A, B, C

Câu 8: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?

  • A. Âm thanh giúp chúng ta trao đổi tâm tư.
  • B. Âm thanh giúp chúng ta có thể nghe giảng.
  • C. Âm thanh giúp chúng ta nhận biết được hiệu lệnh.
  • D. Cả A, B, C

Câu 9: Dụng cụ đo nhiệt độ là

  • A. Tốc kế
  • B. Lực kế
  • C. Nhiệt kế
  • D. Vôn kế.

Câu 10: Khi ngồi học, ta nên

  • A. Sử dụng ánh sáng yếu để đỡ chói mắt
  • B. Dùng ánh sáng mạnh để nhìn rõ hơn
  • C. Dùng ánh sáng vừa đủ, không quá mạnh cũng không quá yếu
  • D. Để mắt thật xa sách vở để tránh cận thị.

Câu 11: Trong không khí, ánh sáng truyền đi theo đường nào?

  • A. Đường chéo
  • B. Đường xiên
  • C. Đường cong
  • D. Đường thẳng

Câu 12: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi

  • A. Tiếng ồn xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.
  • B. Tiếng ồn kéo dài và lặp đi lặp lại.
  • C. Tiếng ồn chỉ xảy ra một lần.
  • D. Tiếng ồn xảy ra trong thời gian ngắn nhưng thường lặp lại.

Câu 13: Thả 3 thanh gồm: thanh kim loại, thanh nhựa, thanh gỗ vào cốc nước nóng. Sau khoảng 5 phút, thanh nào có nhiệt độ cao hơn?

  • A. Thanh kim loại
  • B. Thanh nhựa 
  • C. Thanh gỗ
  • D. Nhiệt độ 3 thanh là như nhau

Câu 14: Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng chóng sôi hơn?

  • A. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.
  • B. Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.
  • C. Vì đồng mỏng hơn.
  • D. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.

Câu 15: Đâu không phải biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn.

  • A. Lắp các đồ cách âm cho nhà ở như cửa cách âm, tường cách âm,…
  • B. Xây dựng nhà máy, công xưởng ở cạnh khu dân cư.
  • C. Lắp biển báo đi nhẹ nói khẽ ở thư viện.
  • D. Trồng nhiều cây xanh trên đường.

Câu 16: Để tránh bỏng da, cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt Trời, ta có thể

  • A. Đội mũ rộng vành hoặc che ô
  • B. Đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng
  • C. Dùng kem chống nắng
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Số chỉ của nhiệt kế cho ta biết

  • A. Độ ẩm của không khí xung quanh vật
  • B. Nhiệt độ của vật
  • C. Khối lượng của vật
  • D. Chất lượng của vật

Câu 18: Trong nồi cơm điện, phần dẫn nhiệt tốt là

  • A. Thân nồi.
  • B. Lòng nồi.
  • C. Van thoát hơi.
  • D. Nắp nồi.

Câu 19: Dưới các tán cây thường có bóng râm vì

  • A. Lá cây là vật cản sáng. Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu từ trên xuống, lá cây sẽ không cho ánh sáng truyền qua và tạo bóng râm
  • B. Lá cây là vật phát sáng nhưng ban ngày, dưới ánh sáng Mặt Trời, sự phát sáng ấy yếu đi và tạo thành bóng râm
  • C. Lá cây là vật được chiếu sáng, tuy nhiên ban ngày ánh sáng chiếu đến yếu hơn so với ban đêm nên bóng râm thường có vào ban ngày
  • D. Cả A, B, C

Câu 20: Túi sưởi có thể giúp người làm ấm vì

  • A. Vì nhiệt độ từ người truyền vào túi sưởi làm ta thấy ấm hơn.
  • B. Vì túi sưởi lạnh hơn cơ thể người.
  • C. Vì túi sưởi có chức năng mát xa làm người nóng lên.
  • D. Vì nhiệt độ từ túi sưởi truyền vào cơ thể người làm người ấm lên.

Câu 21: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

  • A. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua chất rắn là bức tường đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí thì tường lại đóng vai trò là vật cách âm nên ta khó nghe, hoặc không nghe được âm thanh ở phòng bên cạnh
  • B. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua chất khí đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí, tường đóng vai trò là vật cách âm nên ta khó nghe, hoặc không nghe được âm thanh ở phòng bên cạnh
  • C. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua gỗ đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí, tai cách xa nguồn âm hơn nên ta khó nghe, hoặc không nghe được âm thanh ở phòng bên cạnh
  • D. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua chất lỏng đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí, tai gần nguồn âm nên ta nghe thấy âm thanh nhỏ hơn

Câu 22: Tại sao người thợ hàn phải sử dụng mặt nạ hàn?

  • A. Ánh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn có nhiều tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt ...có thể làm hỏng mắt
  • B. Vì nhiệt độ khi hàn rất cao, nếu không dùng mặt nạ hàn có thể gây nẻ da
  • C. Vì mặt nạ hàn giúp thợ không bị chói mắt nên hàn được nhiều sản phẩm hơn
  • D. Vì nhiệt độ khi hàn khá cao, nếu không dùng mặt nạ hàn thì có thể ảnh hưởng đến da

Câu 23: Vì sao ta thường mặc áo mũ len, bông vào mùa đông?

  • A. Vì đồ vật làm bằng len, bông đẹp, có tính thời trang.
  • B. Vì len, bông có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của không khí, giúp cơ thể không bị lạnh.
  • C. Vì đồ vật làm bằng len, bông có giá thành thấp.
  • D. Vì len, bông dẫn nhiệt kém, giúp cho cơ thể không truyền nhiệt ra ngoài môi trường nên không bị lạnh.

Câu 24: Khi Phong còn nhỏ, mẹ Phong hay dùng tay để làm bóng có hình con vật phản chiếu lên tường. Đặc biệt, điều làm Phong ngạc nhiên là bóng các con vật đó còn có thể điều chỉnh kích thước to nhỏ. Em hãy giúp Phong giải thích cách làm bóng của các con vật to lên hoặc nhỏ đi

  • A. Bóng to dần lên nếu tay được để xa tường. Ngược lại, bóng sẽ nhỏ đi nếu tay ở gần tường
  • B. Bóng của các con vật càng to khi tay để gần càng tường. Ngược lại, bóng sẽ nhỏ đi nếu tay ở xa tường
  • C. Bóng lớn dần khi tay ở gần vật phát sáng và nhỏ dần nếu tay ở xa vật phát sáng
  • D. Cả A và C

Câu 25: Vì sao khi bị nước nóng đổ vào tay, người ta lại nhanh chóng đưa tay vào chậu nước nguội sạch hoặc dưới vòi nước chảy?

  • A. Vì nước sẽ làm giảm nhiệt độ ở vùng tay bị nước nóng đổ lên
  • B. Nước làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh khiến ta cảm thấy mát hơn
  • C. Vì khi hơi nước nóng gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại và chảy ra ngoài
  • D. Vì dưới vòi nước lạnh, hơi nước bay hơi nhanh hơn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác