Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 19 Đặc điểm chung của nấm

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 19 Đặc điểm chung của nấm - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và cho biết các bộ phận của nấm là?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết các bộ phận của nấm là?

  • A. (1) Mũ nấm, (2) Cây nấm, (3) Chân nấm
  • B. (1) Mũ nấm, (2) Thân nấm, (3) Chân nấm
  • C. (1) Chân nấm, (2) Cây nấm, (3) Mũ nấm
  • D. (1) Chân nấm, (2) Thân nấm, (3) Mũ nấm

Câu 2: Tùy theo độ tuổi, trạng thái sinh lí và môi trường sống mà nấm có

  • A. Hình dạng, kích thước, màu sắc cố định
  • B. Hình dạng, kích thước cố định
  • C. Kích thước, màu sắc không cố định
  • D. Hình dạng, kích thước, màu sắc không cố định

Câu 3: Nấm có thể sống ở

  • A. Đất ẩm
  • B. Rơm rạ mục
  • C. Thức ăn
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Tên gọi của loại nấm sau là

Tên gọi của loại nấm sau là

  • A. Nấm tai mèo (mộc nhĩ)
  • B. Nấm hương
  • C. Nấm rơm
  • D. Nấm kim châm

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một số nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men
  • B. Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm, chân nấm.
  • C. Nấm chỉ có một hình dạng duy nhất là hình mũ
  • D. Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...

Câu 6: Tác dụng của nấm là gì?

  • A. Sử dụng trong công nghệ thực phẩm
  • B. Sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men
  • C. Dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym.
  • D. Cả A, B, C

Câu 7: Các bộ phận của nấm mũ gồm

  • A. Mũ nấm, thân nấm, chân nấm
  • B. Đầu nấm, thân nấm, chân nấm
  • C. Đầu nấm, cành nấm, chân nấm
  • D. Mũ nấm, cành nấm, chân nấm

Câu 8: Tên gọi của loại nấm sau là

Tên gọi của loại nấm sau là

  • A. Nấm tai mèo (mộc nhĩ)
  • B. Nấm hương
  • C. Nấm rơm
  • D. Nấm kim châm

Câu 9: Các đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc có thể thay đổi tùy theo

  • A. Độ tuổi
  • B. Trạng thái sinh lí
  • C. Môi trường sống
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Nấm có màu nâu, vàng, trắng, đỏ,…thể hiện

  • A. Nấm có nhiều hình dạng khác nhau
  • B. Màu sắc của nấm rất phong phú
  • C. Nấm có thể quan sát bằng mắt thường
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Nấm có thể quan sát bằng kính hiển vi là

  • A. Nấm mốc, nấm men
  • B. Nấm hương, nấm rơm
  • C. Nấm tai mèo, nấm kim châm
  • D. Nấm linh chi đỏ, nấm men

Câu 12: Nấm rơm có thể sống ở

  • A. Đất ẩm
  • B. Rơm rạ mục
  • C. Thức ăn
  • D. Hoa quả

Câu 13: Tên gọi của loại nấm sau là

Tên gọi của loại nấm sau là

  • A. Nấm tai mèo (mộc nhĩ)
  • B. Nấm hương
  • C. Nấm rơm
  • D. Nấm kim châm

Câu 14: Nấm có hình mũ, hình chóp, hình cầu, hình sợi,…thể hiện

  • A. Nấm có nhiều hình dạng khác nhau
  • B. Màu sắc của nấm rất phong phú
  • C. Nấm có thể quan sát bằng mắt thường
  • D. Cả A, B, C

Câu 15: Một số loài nấm có thể gây ra

  • A. Các chứng bệnh cho con người và động vật
  • B. Bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng
  • C. Gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.
  • D. Cả A, B, C

Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nấm có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình chóp nón, hình cầu, hình sợi,...
  • B. Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...
  • C. Một số nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Nấm tai mèo có thể sống ở

  • A. Đất ẩm
  • B. Rơm rạ mục
  • C. Thức ăn
  • D. Gỗ mục

Câu 18: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

  • A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
  • B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
  • C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng để nấm mốc phát triển
  • D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Câu 19: Nấm có thể quan sát bằng

  • A. Mắt thường
  • B. Kính hiển vi
  • C. Kính cận
  • D. Cả A và B

Câu 20: Cơm nguội hoặc ruột bánh mì để thiu, chỉ sau một vài ngày sẽ thấy

  • A. Mốc trắng
  • B. Nấm rơm
  • C. Nấm đuôi gà
  • D. Nấm hương

Câu 21: Nấm thường mọc ở đất ẩm, rơm rạ, xác thực vật,…Đây là những nơi

  • A. Ẩm ướt, giàu dinh dưỡng
  • B. Ẩm ướt, không có dinh dưỡng
  • C. Độ ẩm thấp, nhiều vi khuẩn
  • D. Thiếu không khí, nhiều rác thải

Câu 22: Cho các phát biểu sau về nấm mốc

(1) Nấm mốc thường sống ở những nơi ẩm ướt

(2) Nấm mốc có thể sống trên thức ăn, hoa quả để lâu ngày

(3) Nấm mốc không thể nhìn bằng mắt thường

(4) Nấm mốc thường sống trên da của động vật

Số phát biểu không đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 23: Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ ?

  • A. Nấm hương
  • B. Nấm mỡ
  • C. Nấm rơm
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 24: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

  • A. Vì sau mưa, lượng nước nhiều, đất đủ độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  • B. Vì sau mưa, lượng không khí nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  • C. Vì sau mưa chất dinh dưỡng trong đất nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  • D. Vì sau mưa đất có nhiều khí ô-xi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển

Câu 25: Cho các phát biểu sau về nấm men

(1) Nấm men thường sống trên trái cây, quả mọng, trong dạ dày, trên da của động vật và con người

(2) Nấm men có kích thước rất nhỏ

(3) Nấm men có thể quan sát được bằng mắt thường

(4) Nấm men có hình dạng giống với nấm kim châm

Số phát biểu đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác