Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học 4 kết nối bài 5 Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 bài 5 Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây gây ô nhiễm không khí?

  • A. Rác thải, khí thải từ xe cộ, nhà máy
  • B. Cháy rừng
  • C. Hoạt động sản xuất của con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào gây ô nhiễm không khí?

  • A. Dùng nước mưa để tưới cây
  • B. Đốt rác
  • C. Sục khí oxygen vào bể cá
  • D. Hoạt động quang hợp của cây

Câu 3: Khi lấy tay bịt mũi, ngậm miệng lại, ta cảm thấy khó chịu. Điều này chứng tỏ

  • A. Không khí không duy trì sự sống
  • B. Không khí giúp duy trì sự sống
  • C. Hơi nước trong không khí giúp con người cảm thấy dễ thở hơn
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Không khí duy trì

  • A. Sự cháy
  • B. Sự sống
  • C. Lượng nước trao ao hồ
  • D. Cả A và B

Câu 5: Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân do con người là

  • A. Rác thải
  • B. Cháy rừng
  • C. Hoạt động sản xuất từ các nhà máy
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Các nguồn chính gây ô nhiễm không khí có thể là

  • A. Do con người
  • B. Do tự nhiên gây ra
  • C. Do động vật gây ra
  • D. Cả A và B

Câu 7: Đâu không là vai trò của không khí đối với sự sống?

  • A. Cung cấp nitrogen giúp cây cối phát triển nhanh.
  • B. Gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Không khí giúp điều hòa khí hậu.
  • D. Cung cấp sự sống, sự cháy cho vạn vật.

Câu 8: Nguyên nhân gây ô nhiễm nào sau đây là từ tự nhiên?

  • A. Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp
  • B. Núi lửa phun trào
  • C. Giao thông vận tải
  • D. Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng

Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A. Trời mưa
  • B. Vứt rác thải bừa bãi
  • C. Cháy rừng
  • D. Đốt rơm, rạ

Câu 10: Tác hại của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên là

  • A. Gây ra một số bệnh như hen suyễn, ưng thư phổi,…
  • B. Gây ra một số hiện tượng thời tiết xấu: hạn hán, mù quang hóa, mưa acid,…
  • C. Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 11: Tác hại của ô nhiễm không khí đối với đời sống là gì?

  • A. Bụi, khói, khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm
  • B. Làm trái đất nóng lên, khiến cho băng cực tan
  • C. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Trong các việc sau, việc không nên làm là

  • A. Đi vệ sinh đúng nơi quy định
  • B. Thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm
  • C. Đổ rác nơi công cộng
  • D. Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh

Câu 13: Không khí không giúp duy trì

  • A. Sự cháy của ngọn nến
  • B. Sự sống của con người
  • C. Độ ẩm của môi trường xung quanh
  • D. Sự sống của các sinh vật

Câu 14: Quá trình nào sau đây cần không khí?

  • A. Nóng chảy.
  • B. Ngưng tụ.
  • C. Hòa tan.
  • D. Hô hấp.

Câu 15: Thí nghiệm có hình ảnh sau chứng minh điều gì?

Thí nghiệm có hình ảnh sau chứng minh điều gì?

  • A. Chứng minh không khí không cần cho sự cháy.
  • B. Chứng minh không khí cần cho sự cháy.
  • C. Chứng minh khí ni-tơ cần cho sự cháy.
  • D. Chứng minh khí các-bô-níc cần cho sự cháy.

Câu 16: Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

  • A. Chặt cây, phá rừng.
  • B. Trồng cây xanh.
  • C. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
  • D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 17: Quan sát các hình sau và cho biết đâu là việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành?

Quan sát các hình sau và cho biết đâu là việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành? 

  • A. Hình a
  • B. Hình b
  • C. Hình c
  • D. Hình d

Câu 18: Vì sao có thể dùng chăn ướt để dập lửa?

  • A. Chăn ướt có thể ngăn cách đám cháy với không khí bên ngoài.
  • B. Chăn ướt làm giảm nhiệt độ của đám cháy.
  • C. Chăn ướt dễ cháy.
  • D. Đáp án A và B.

Câu 19: Với các nhà có bể cá cảnh, việc làm nào sau đây là cần thiết nhất

  • A. Sục không khí vào bể cá
  • B. Thả thật nhiều thức ăn để cá không bị đói
  • C. Mua sỏi về trang trí bể cá
  • D. Sử dụng nước biển để nuôi cá

Câu 20: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

  • A. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
  • B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
  • C. Trồng cây xanh.
  • D. Chặt cây xây cầu cao tốc.

Câu 21: Bệnh nào sau đây do ô nhiễm không khí gây ra?

  • A. Bệnh phổi tắc nghẽn
  • B. Ung thư phổi
  • C. Nhiễm trùng đường hô hấp
  • D. Tất cả các đáp án khác

Câu 22: Sau khi biết được sự nguy hiểm khi sống ở nơi có không khí bị ô nhiễm, Hậu càng thêm yêu bầu không khí trong lành ở quê mình và em quyết định cùng các bạn góp sức để bảo vệ bầu không khí đó. Theo em, việc Hậu và các bạn có thể làm là

  • A. Trồng cây xanh
  • B. Thu gom rác thải và đốt
  • C. Vận động mọi người tích cực sử dụng phương tiện công cộng thay vì sử dụng phương tiện cá nhân
  • D. Cả A và C

Câu 23: Trong không khí chỗ Nam ở có quá nhiều khói bụi đến mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có thể kết luận

  • A. Chỗ Nam ở gần các khu công nghiệp.
  • B. Nơi Nam ở có độ ẩm không khí cao.
  • C. Không khí ở chỗ Nam đang bị ô nhiễm.
  • D. Không khí ở đây chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà không ảnh hưởng đến các sinh vật khác.

Câu 24: Nhà Nga có đầm nuôi cá. Ngày hè nắng nóng, bố mẹ đi làm, Nga ra ao cá thì phát hiện rất nhiều con cá đang nổi lên mặt nước đớp không khí (hiện tượng cá nổi đầu). Sau khi nhờ người kiểm tra, Nga biết được nguyên nhân là do cá bị thiếu oxygen. Em hãy chọn biện pháp thích hợp để giúp gia đình Nga giải quyết vấn đề trên.

  • A. Bỏ hết các con cá đó đi và nuôi cá mới
  • B. Vớt các con cá có hiện tượng nổi đầu để tránh lây cho các con khác
  • C. Lắp các hệ thống sục không khí vào nước
  • D. Nuôi thêm tôm để hai giúp xử lí các vi khuẩn trong nước

Câu 25: Nhà kính trồng rau là công trình có mái che được làm bằng kính hoặc các vật liệu tương tự nhằm tránh các tác hại từ thời tiết. Tuy nhiên các nhà kính đều có cửa thông khí, mục đích là để

  • A. Trao đổi nhiệt độ với môi trường bên ngoài.
  • B. Cung cấp không khí cho cây cối.
  • C. Cung cấp độ ẩm của môi trường bên ngoài cho cây cối.
  • D. Tưới cây bằng nước mưa, không phải xây các hệ thống tưới tiêu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác