Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quần cư nông thôn thường phân bố ở đâu?

  • A. Khu đô thị, chung cư.
  • B. Thôn, ấp, bản, làng.
  • C. Chung cư, thôn, bản.
  • D. Bản, làng, khu đô thị.

Câu 2: Sự phân bố dân cư, dân tộc có sự thay đổi là do:

  • A. Việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế.
  • B. Sự thay đổi lớn của bộ phận dân cư, dân tộc sang sinh sống ở nước ngoài. 
  • C. Các dân tộc chọn nơi có vị trí quan trọng, chiến lược về an ninh quốc phòng để sinh sống và phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. Ảnh hưởng của vị trí địa lí gây khó khăn cho nước ta (thiên tai và biến đổi khí hậu).

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết dân tộc ít người nào có số dân lớn nhất?

  • A. Khơ-me.
  • B. Mường.
  • C. Thái.
  • D. Tày.

Câu 4: Quan sát biểu đồ dân số Việt Nam, năm 2021 và cho biết địa phương nào sau đây có quy mô dân số từ 100 000 - 200 000 người?

  • A. Đồng Hới, Bến Tre, Bà Rịa, Sầm Sơn, Bạc Liêu.
  • B. Long Xuyên, Cà Mau, Bà Rịa, Sầm Sơn, Đồng Hới.
  • C. Bến Tre, Bà Rịa, Sầm Sơn, Hà Nội, Cần Thơ.
  • D. Bạc Liêu, Đồng hới, Bến Tre, Bà Rịa, Vinh.

Câu 5: Nguồn lao động Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số dân (năm 2021)?

  • A. 50,6%.
  • B. 51,4%.
  • C. 54,1%.
  • D. 56,4%.

Câu 6: Quan sát bảng sau, số nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn ở nước ta?

Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, 

năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

 - Có chứng chỉ nghề sơ cấp6,215,5 - Trung học chuyên nghiệp3,84,2 - Cao đẳng, đại học và trên đại học2,35,3

Năm

Trình độ

19962005
Đã qua đào tạo12,325,0
Trong đó  
Chưa qua đào tạo87,775,0
  1. Tăng nhanh nhất là tỉ lệ lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp và cao đẳng, đại học, sau đại học.
  2. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm từ 87,7% xuống còn 75%.
  3. Lao động đã qua đào tạo giảm mạnh.
  4. Lao động đã qua đào tạo nước ta còn thấp, chiếm 12,3%.
  5. Phần lớn là lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp, tiếp đến là tỉ lệ cao đẳng đại học trên đại học thấp nhất và trung học chuyên nghiệp.
  • A. (1); (2); (3).
  • B. (2); (3); (4).
  • C. (1); (2); (4).
  • D. (1); (3); (4). 

Câu 7: Nuôi trồng thủy sản nước ta đang phát triển mạnh, chủ yếu là

  • A. Nuôi cua hoàng đế, tôm hùm, cá chép, cây ăn quả.
  • B. Nuôi gia súc, gia cầm, tôm sú, cá da trơn, cá bớp, cá mú.
  • C. Nuôi tôm hùm, tôm thẻ, tôm sú, cá da trơn, cá bớp, cá mú.
  • D. Nuôi dê, cừu, tôm hùm, hồ tiêu, cây ăn quả, cá mú, cá bớp.

Câu 8: Một số vùng cao nguyên rộng lớn ở nước ta là

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu 9: Mô hình sản xuất đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển cao ở nước ta là

  • A. Hợp tác xã.
  • B. Kinh tế hộ gia đình.
  • C. Kinh tế trang trại.
  • D. Sản xuất V.A.C.

Câu 10: Thế nào là nông nghiệp xanh?

  • A. Nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lí, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội,...
  • C. Hệ thống tự động hóa làm giảm nhân công, tự động biết nhu cầu của cây để cung cấp, nước, chất dinh dưỡng cho cây.
  • D. Sử dụng những phương pháp cho phép tái tạo và giữ gìn hệ sinh thái như trồng rừng, không làm đất (cày bừa), trồng đa canh, thuận theo tự nhiên,...

Câu 11: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể

  • A. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai.
  • B. Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Nam Định.
  • C. Hà Tĩnh, Đồng Hới, Nghệ An, Cà Mau.
  • D. Bạch Hổ, Cửu Long, Lan Tây, Vũng Tàu.

Câu 12: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (2021) và cho biết dầu thô được khai thác chủ yếu ở đâu?

  • A. Rạng Đông, Lan Tây, Đại Hùng, Mỹ Tho.
  • B. Cửu Long, Nam Côn Sơn, Rạng Đông, Đại Hùng.
  • C. Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng.
  • D. Phan Thiết, Vũng Tàu, Đại Hùng, Bạch Hổ.

Câu 13: Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là hướng

  • A. Đáp Cầu - Bắc Giang.
  • B. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.
  • C. Việt Trì - Lâm Thao.
  • D. Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả.

Câu 14: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở nước ta

  • A. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
  • B. Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
  • C. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế.
  • D. Cà Mau, Mỹ Tho, Thuận An.

Câu 15: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 20212) và cho biết điểm giống nhau giữa Phan Thiết và Quy Nhơn là đều có

  • A. Hóa dầu.
  • B. Cơ khí.
  • C. Dệt, sản xuất.
  • D. Sản xuất ô tô.

Câu 16: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh và thành phố?

  • A. 4 tỉnh và thành phố.
  • B. 8 tỉnh và thành phố.
  • C. 1 tỉnh và thành phố.
  • D. 7 tỉnh và thành phố.

Câu 17: Tỉnh nào không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  • A. Hải Dương.
  • B. Hưng Yên.
  • C. Vĩnh Phúc.
  • D. Nam Định.

Câu 18: Đồng bằng sông Hồng có diện tích

  • A. 21,3 nghìn km2.
  • B. 20 nghìn km2.
  • C. 23,1 nghìn km2.
  • D. 21,1 nghìn km2.

Câu 19: Mùa đông vùng Đồng bằng sông Hồng kéo dài 

  • A. từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau.
  • B. từ tháng 1 đến tháng 12.
  • C. từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  • D. từ tháng 7 đến tháng 9 năm sau.

Câu 20: Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do

  • A. Đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nước. 
  • B. Là nơi có nhà máy luyện kim lớn nhất cả nước. 
  • C. Là nơi thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong khai thác và chế biến khoáng sản. 
  • D. Có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng và giá trị kinh tế cao đang được khai thác.

Câu 21: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thuỷ điện? 

  • A. Sông suối dài, nhiều nước quanh năm.
  • B. Sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào. 
  • C. Có nhiều hồ tự nhiên để tích trữ nước. 
  • D. Có khí hậu nóng ẩm, mưa quanh năm.

Câu 22: Tên gọi khác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. Cao nguyên phía Bắc.
  • B. Trung du và miền núi phía Bắc.
  • C. Trung du và miền núi phía Nam.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 23: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích hơn

  • A. 100 nghìn km2.
  • B. 95 nghìn km2.
  • C. 15 nghìn km2.
  • D. 80 nghìn km2.

Câu 24: Đâu không phải là đặc điểm của quy mô, cơ cấu dân số nước ta?

  • A. Số dân đông, cơ cấu dân số trẻ.
  • B. Mức sống không ngừng được nâng cao tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • C. Mức sống ngày càng giảm do ô nhiễm môi trường.
  • D. Nhu cầu tiêu dùng tăng, hoạt động các ngành dịch vụ được tăng cường và phát triển ngày càng đa dạng.

Câu 25: Vùng đồng bằng, các đô thị lớn tập trung đông dân là

  • A. Hà Nội, Bắc Giang.
  • B. Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh.
  • C. Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột.
  • D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác