Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về phân bố dân cư giữa đồng bằng và trung du, miền núi và giữa thành thị và nông thôn?

  • A. Do điều kiện tự nhiên.
  • B. Do điều kiện kinh tế - xã hội.
  • C. Do ảnh hưởng của tôn giáo.
  • D. Do khả năng tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế.

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện truyền thống đoàn kết, yêu thương nhau của dân tộc Việt Nam?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • C. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
  • D. Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.

Câu 3: Thuận lợi của sự gia tăng dân số về quy mô là:

  • A. Nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ đa dạng.
  • B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • C. Lao động có trình độ cao, khả năng huy động lao động lớn.
  • D. Số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều. 

Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 - 2021 trong bảng dưới đây:

Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 1990 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm1990200020102021
Thành thị19,524,130,437,1
Nông thôn80,575,969,662,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2000, 2011 và 2022)

  • A. Dân số thành thị luôn lớn hơn dân số nông thôn.
  • B. Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn.
  • C. Dân số nông thôn tăng nhiều hơn dân số thành thị.
  • D. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng.

Câu 5: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với hơn

  • A. 50,9 triệu người.
  • B. 56,9 triệu người.
  • C. 50,9 triệu người.
  • D. 50,6 triệu người.

Câu 6: Tính đến năm 2021, có bao nhiêu phần trăm lao động đã qua đào tạo có bằng cấp?

  • A. 21,6%.
  • B. 10%.
  • C. 15,9%.
  • D. 26,1%.

Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm về dân cư và nguồn lao động nước ta?

  • A. Lực lượng lao động trong nông nghiệp dồi dào, kinh nghiệm sản xuất phong phú.
  • B. Chất lượng lao động trong nông nghiệp ngày càng được nâng cao.
  • C. Lực lượng lao động ở thành thị cao hơn nông thôn.
  • D. Chất lượng lao động cao tạo thuận lợi cho việc tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 8: Để đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản phẩm thủy sản của các thị trường thế giới, ngành thủy sản nước ta cần

  1. Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất như truy xuất nguồn gốc.
  2. Phát triển các mô hình sản xuất tiên tiến: nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.
  3. Đánh bắt theo thẻ xanh IUU.
  4. Nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ. 
  5. Kĩ thuật gen, lai tạo giống.
  • A. (1); (3); (4).
  • B. (2); (3); (4).
  • C. (3); (4); (5).
  • D. (1); (2); (4).

Câu 9: Đâu không phải là thuận lợi của mô hình kinh tế trang trại đem lại?

  • A. Đẩy mạnh xuất khẩu lúa, gạo.
  • B. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
  • C. Giải quyết việc làm.
  • D. Tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Câu 10: Lợi ích của việc ứng dụng mô hình nông nghiệp thông minh là

  • A. Tăng năng suất, tiết kiệm nước, quản lí tài nguyên hiệu quả, giảm sử dụng hóa chất, giảm ô nhiễm môi trường.
  • B. Tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư ban đầu cao, giảm ô nhiễm môi trường.
  • C. Tiết kiệm nước, chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả cao, tăng ô nhiễm môi trường.
  • D. Sử dụng nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu, tăng năng suất, tiết kiệm nước, quản lí tài nguyên hiệu quả.

Câu 11: Ngành công nghiệp dệt, sản xuất trang phục ở nước ta được hình thành từ

  • A. cuối thế kỉ IX.
  • B. đầu thế kỉ XV.
  • C. đầu thế kỉ XIX.
  • D. cuối thế kỉ XIX.

Câu 12: Cơ cấu ngành công nghệ dệt, sản xuất trang phục nước ta đa dạng, gồm hai ngành chính là

  • A. thủ công mĩ nghệ và dệt.
  • B. đúc đồng và sản xuất giày, dép.
  • C. dệt và sản xuất trang phục.
  • D. sản xuất trang phục và giày, dép, túi xách.

Câu 13: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô lớn ở nước ta

  • A. Thuận An, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • B. Nam Định, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Phan Thiết.
  • C. Vũng Tàu, Cẩm Phả, Phổ Yên, Phúc Yên.
  • D. Cẩm Phả, Hải Phòng, Hạ Long, Hội An.

Câu 14: Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta gồm

  • A. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
  • B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
  • C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
  • D. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Câu 15: Cụm cảng nước sâu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ở

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Hà Nội.
  • C. Vĩnh Phúc.
  • D. Hưng Yên.

Câu 16: Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội?

  • A. Bãi biển Đồ Sơn.
  • B. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
  • C. Hòn Dáu.
  • D. Đền Cửa Ông.

Câu 17: Đồng bằng sông Hồng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển

  • A. chăn nuôi gia cầm.
  • B. trồng cây công nghiệp lâu năm.
  • C. nuôi trồng thủy sản.
  • D. sản xuất lương thực - thực phẩm.

Câu 18: Đồng bằng sông Hồng có mùa đông lạnh thích hợp để phát triển

  • A. kinh tế biển.
  • B. chế biến, sản xuất gỗ.
  • C. các loại cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
  • D. thủy điện.

Câu 19: Phía Bắc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với

  • A. Trung Quốc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Lào.
  • D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 20: Thế mạnh về tài nguyên rừng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng, thuận lợi để phát triển cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt.
  • B. Địa hình đồi núi xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng, thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • C. Có đa dạng khoáng sản nhất cả nước như than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, đá xây dựng.
  • D. Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.

Câu 21: Đâu không phải thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc?

  • A. Phát triển nhiệt điện (Uông Bí).
  • B. Khai thác khoáng sản như than, sắt, chì, kẽm,...
  • C. Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu.
  • D. Phát triển thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La trên sông Đà.

Câu 22: Sức mua và nhu cầu của người dân đối với hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng bởi

  • A. trình độ phát triển kinh tế.
  • B. quy mô, cơ cấu dân số và mức sống.
  • C. năng suất lao động.
  • D. tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.

Câu 23: Đặc điểm dân số nước ta là

  • A. số dân đông, cơ cấu dân số già.
  • B. số dân thưa, cơ cấu dân số già.
  • C. số dân đông, cơ cấu dân số trẻ.
  • D. số dân thưa, cơ cấu dân số trẻ.

Câu 24: Quan sát bảng dưới đây và nhận xét nào đúng về chất lượng cuộc sống vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Một số chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống dân cư 

ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2010 - 2021

Chỉ tiêuNăm 2010Năm 2021
Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành (triệu đồng)0,92,8
Tỉ lệ hộ nghèo (%)29,413,4
Tuổi thọ trung bình (tuổi)70,071,2
Tỉ lệ người biết chữ (%)88,390,6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2022 và 2022)

  • A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ tập trung nâng cao giảm tỉ lệ người biết chữ.
  • B. Chất lượng cuộc sống vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng được nâng cao.
  • C. Chất lượng cuộc sống vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được nâng cao ở mức vừa phải.
  • D. Tỉ lệ người biết chữ tăng, tỉ lệ hộ nghèo tăng, tuổi thọ trung bình giảm.

Câu 25: Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?

  • A. Lạng Sơn.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Hòa Bình.
  • D. Phú Thọ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác