Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phần lớn lao động tập trung ở

  • A. cao nguyên.
  • B. miền núi.
  • C. thành thị.
  • D. nông thôn.

Câu 2: Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng:

  • A. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 64 tuổi giảm, nhóm 65 tuổi trở lên giảm.
  • B. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 64 tuổi tăng, nhóm 65 tuổi trở lên tăng.
  • C. Nhóm 0 – 14 tuổi tăng, nhóm 15 – 64 tuổi giảm, nhóm 65 tuổi trở lên tăng.
  • D. Nhóm 0 – 14 tuổi giảm, nhóm 15 – 64 tuổi tăng, nhóm 65 tuổi trở lên giảm.

Câu 3: Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, làm thay đổi đặc điểm quần cư thành thị và nông thôn là

  • A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • B. Chương trình cải cách hành chính.
  • C. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
  • D. Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Câu 4: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta xếp thứ 3 sau:

  • A. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.
  • B. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
  • C. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.
  • D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Câu 5: Trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp, ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất?

  • A. Ngành trồng trọt.
  • B. Ngành chăn nuôi.
  • C. Ngành lâm nghiệp.
  • D. Ngành hải sản.

Câu 6: Quan sát biểu đồ sau và nhận xét về dân số Việt Nam (1989 - 2021)?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Dân số Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm.
  • B. Dân số Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm.
  • C. Dân số Việt Nam giảm không đồng đều qua các năm.
  • D. Dân số Việt Nam giảm chậm qua các năm.

Câu 7: Đâu không phải là giải pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta?

  • A. Phát triển an ninh mạng, công nghệ số theo kịp xu hướng thế giới.
  • B. Phân bố lại dân cư và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động giữa các vùng.
  • C. Thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • D. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm.

Câu 8: Đâu không phải là chính sách phát triển nông nghiệp và vốn sản xuất ở nước ta?

  • A. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
  • B. Áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
  • C. Chính sách phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.
  • D. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào bảo hiểm nông nghiệp

Câu 9: Thế nào là nông nghiệp hữu cơ?

  • A. Nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lí, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội,...
  • C. Hệ thống tự động hóa làm giảm nhân công, tự động biết nhu cầu của cây để cung cấp, nước, chất dinh dưỡng cho cây.
  • D. Sử dụng những phương pháp cho phép tái tạo và giữ gìn hệ sinh thái như trồng rừng, không làm đất (cày bừa), trồng đa canh, thuận theo tự nhiên,...

Câu 10: Thế nào là nông nghiệp sinh thái?

  • A. Nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lí, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội,...
  • C. Hệ thống tự động hóa làm giảm nhân công, tự động biết nhu cầu của cây để cung cấp, nước, chất dinh dưỡng cho cây.
  • D. Sử dụng những phương pháp cho phép tái tạo và giữ gìn hệ sinh thái như trồng rừng, không làm đất (cày bừa), trồng đa canh, thuận theo tự nhiên,...

Câu 11: Tại sao chất lượng, mẫu mã sản phẩm thực phẩm ngày càng được nâng cao, đáp ứng được thị trường trong và ngoài nước?

  • A. Lao động có tay nghề cao, phân bố nhiều ở thành thị.
  • B. Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ rộng rãi.
  • C. Áp dụng công nghệ tiêu chuẩn VietGAP.
  • D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước láng giềng.

Câu 12: Tại sao công nghiệp dệt, sản xuất trang phục thường phân bố ở các đô thị lớn?

  • A. Có nhiều máy móc kĩ thuật hiện đại.
  • B. Có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • C. Thị trường tiêu thụ thấp hơn so với vùng nông thôn.
  • D. Nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn kĩ thuật thấp.

Câu 13: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 2021) và cho biết các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta

  • A. Hà Nội, Cẩm Phả.
  • B. Nam Định, Thanh Hóa.
  • C. Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh.
  • D. Vũng Tàu, Cà Mau.

Câu 14: Quan sát bản đồ công nghiệp Việt Nam (năm 20212) và cho biết ngành công nghiệp chủ đạo của Quy Nhơn là

  • A. Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; sản xuất ô tô; hóa chất.
  • B. Sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ khí; dệt, sản xuất; hóa dầu.
  • C. Khai thác, chế biến lâm sản; khai thác dầu thô, khí tự nhiên; hóa chất.
  • D. Sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ khí; dệt, sản xuất; đóng tàu và thuyền.

Câu 15: Đâu là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Phòng?

  • A. Bãi biển Đồ Sơn.
  • B. Đền Quán Thánh.
  • C. Vịnh Hạ Long.
  • D. Chùa Ba Vàng.

Câu 16: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có đường hàng không nào?

  • A. Sân bay quốc tế Đà Lạt, Cần Thơ.
  • B. Sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi.
  • C. Sân bay quốc tế Phú Quốc, Nội Bài.
  • D. Sân bay quốc tế Cần Thơ, Cát Bi.

Câu 17: Những nơi dân cư phân bố thưa thớt là ở

  • A. vùng núi, ven biển.
  • B. cao nguyên.
  • C. nông thôn.
  • D. đô thị.

Câu 18: Đồng bằng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm cao khoảng

  • A. 10 - 15oC.
  • B. 23 - 25oC.
  • C. trên 25oC.
  • D. 15 - 45oC.

Câu 19: Đâu không phải thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc?

  • A. Phát triển du lịch sinh thái Sa Pa, hồ Ba Bể.
  • B. Phát triển thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La trên sông Đà.
  • C. Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.
  • D. Chăn nuôi gia súc trên cao nguyên Mộc Châu.

Câu 20: Sự khác nhau về tài nguyên khoáng sản giữa Đông Bắc và Tây Bắc là 

  • A. Đông Bắc chủ yếu là than đá; Tây Bắc chủ yếu là apatit, đồng, chì, kẽm. 
  • B. Đông Bắc có cả kim loại đen, màu và nhiên liệu; Tây Bắc chủ yếu là kim loại màu. 
  • C. Đông Bắc có nhiều quặng sắt; Tây Bắc lại rất giàu quặng titan và đất hiếm. 
  • D. Đông Bắc phong phú và đa dạng, nhưng khó khăn trong khai thác; Tây Bắc (ngược lại).

Câu 21: Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất của nước ta là

  • A. Hải Phòng - Quảng Ninh.
  • B. Phú Yên - Cà Mau.
  • C. Huế - TP Hồ Chí Minh.
  • D. Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh.

Câu 22: Đặc điểm mạng lưới ngành bưu chính nước ta là

  • A. hơn 870 bưu điện, hơn 15 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
  • B. dưới 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
  • C. hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có một điểm phục vụ.
  • D. hơn 930 bưu điện, hơn 14 000 điểm phục vụ, đảm bảo mỗi xã có hai đến ba điểm phục vụ.

Câu 23: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sản lượng chè chiếm bao nhiêu phần trăm sản lượng chè cả nước?

  • A. 80, 7%.
  • B. 20,5%.
  • D. 78,2%.

Câu 24: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Thái Lan, Cam-pu-chia.
  • C. Bắc Trung Bộ.
  • D. các nước Trung Quốc, Lào.

Câu 25: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng đối với 

  • A. đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
  • B. phát triển đối ngoại.
  • C. phát triển kinh tế hàng không.
  • D. tạo điều kiện giao lưu văn hóa - xã hội với các nước láng giềng. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác