Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 Ôn tập bài 5: Nghị luận xã hội (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập bài 5: Nghị luận xã hội (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC  NGHIỆM

 

Câu 1: Trong văn bản Bàn về đọc sách, tác giả đã cho thấy sách có vai trò như thế nào đối với nhân loại?

  • A. Là nơi lưu giữ kí ức nhân loại từ giai đoạn khởi thủy đến ngày nay, đặc biệt là về văn học và sinh học.
  • B. Là nơi lưu trữ các tác phẩm văn học, những nghiên cứu khảo cổ vô cùng có giá trị.
  • C. Là kho tư liệu quý về lịch sử nhân loại, về sự tiến hóa của loài và sự phát triển các bộ gen.
  • D. Là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.

Câu 2: Vấn đề nghị luận trong văn bản Bàn về đọc sách là gì?

  • A. Phương pháp đọc sách hiệu quả.
  • B. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của sách.
  • C. Việc đọc sách đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy và nâng cao học vấn. Tuy nhiên, việc đọc sách cũng đối mặt với những khó khăn và đòi hỏi phải có phương pháp đọc hiệu quả.
  • D. Tầm quan trọng của việc đọc sách đúng cách.

Câu 3: Đâu là việc quan trọng để tích lũy học vấn thông qua đọc sách?

  • A. Lựa chọn sách.
  • B. Đọc thật nhiều sách.
  • C. Đọc những cuốn sách chuyên môn cao.
  • D. Đọc sách của các tác giả nổi tiếng.

Câu 4: Vì sao tác giả cho rằng: “Sách tất nhiên là đáng quý nhưng nó cũng chỉ là một thứ để tích lũy”?

  • A. Vì sách cũng có những điểm làm hạn chế sự tiếp thu kiến thức.
  • B. Vì trọng điểm nằm ở cách chọn sách và phương pháp đọc sao cho hiệu quả.
  • C. Vì đôi khi sách có thể gây hại đến nhân cách con người.
  • D. Vì đọc nhiều sách sẽ khiến tâm trí con người hỗn loạn.

Câu 5: Việc đọc sách có vai trò như thế nào đối với tâm hồn con người?

  • A. Giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc sống, cảm nhận nỗi đau và hạnh phúc của con người. 
  • B. Giúp ta phát triển công danh, sự nghiệp tốt hơn.
  • C. Giúp chúng ta kiếm được nhiều thu nhập hơn.
  • D. Giúp chúng ta bình thản đối diện với mọi biến cố.

Câu 6: Bài viết Bàn về việc đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em điều ấy không được tạo nên từ yếu tố nào? 

  • A. Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.
  • B. Hệ thống luận điểm được triển khai rõ ràng một cách có lí lẽ và bằng những  dẫn chứng sinh động, gần gũi, dễ hiểu. 
  • C. Bố cục của bài viết rất chặt chẽ, được dẫn dắt một cách hợp lí, tự nhiên, gây  được thiện cảm cho người đọc, người nghe. 
  • D. Sử dụng nhiều ý kiến, quan điểm của các nhà nghiên cứu khác.

Câu 7: Theo Go-rơ-ki, nghệ thuật có thể bị khuất phục trước điều gì?

  • A. Cá tính của người đọc.
  • B. Sự sáng tạo của tác giả.
  • C. Cá tính và tư tưởng của tác giả.
  • D. Bối cảnh, thiết chế xã hội.

Câu 8: Khoa học và dân chủ có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Khoa học chính là yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nền dân chủ.
  • B. Gắn bó mật thiết trong đó nền dân chủ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển khoa học.
  • C. Độc lập, tách rời, không chi phối lẫn nhau.
  • D. Nền dân chủ là gốc rễ cho khoa học phát triển.

 

Câu 9: Lao động là biểu hiện của điều gì?

  • A. Sự tiến bộ.
  • B. Sự phát triển.
  • C. Ý chí tự do trong cuộc sống.
  • D. Nghị lực vươn lên.

Câu 10: Những dẫn chứng được trình bày trong đoạn văn dưới đây có tác dụng gì?

Những người suốt ngày đi chăm hoa, bón cây trong vườn không phải là những người rỗi hơi, đó chính là người sẽ đào tạo ra những nhà nông học. Họ cũng cần phải hiểu rằng những bộ quần áo chúng ta mặc trên người đều được sản xuất từ những xưởng may, nếu như không có toán học thì chắc chắn một xưởng may sẽ không bao giờ có thể ra đời. Việc một thầy thuốc kê đơn cho chúng ta cũng chính là thành quả của biết bao nhà khoa học đã ngày đêm gian khổ nghiên cứu. Mọi người cần phải biết rằng trên thế giới này đang có một lớp người ngày đêm làm việc không biết mệt mỏi để tạo ra cuộc sống cho chúng ta...

  • A. Nhấn mạnh sự phát triển của khoa học.
  • B. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các phát minh cải tiến.
  • C. Nhất mạnh tầm quan trọng của khoa học trong cuộc sống và chúng ta cần có thái độ bết ơn đội ngũ nhà khoa học.
  • D. Nhất mạnh sự thay đổi tích cực của cuộc sống khi khoa học xuất hiện.

Câu 11: Điểm chung giữa khoa học và nghệ thuật là gì?

  • A. Vận dụng lý thuyết lô gích.
  • B. Cần có sự quan sát, thử nghiệm.
  • C. Cần có cảm xúc, cảm hứng.
  • D. Sự sáng tạo.

Câu 12: Ai là người đã phát minh ra kính thiên văn phản xạ?

  • A. Niu-tơn.
  • B. Anh-xtanh.
  • C. Ga-li-lê.
  • D. E-đi-sơn.

Câu 13: Câu ghép chính phụ là gì?

  • A. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành.
  • B. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
  • C. Là câu ghép do hai vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành.
  • D. Là câu ghép do một vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành.

Câu 14: Xác định chủ ngữ trong câu: “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!” (Lão Hạc, Nam Cao)?

  • A. Lão.
  • B. Yên lòng.
  • C. Nhắm mắt,
  • D. Yên lòng mà nhắm mắt.

Câu 15: Trong những câu dưới đây, đâu là câu đơn?

  • A. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.
  • B. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói sách đánh dấu những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
  • C. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó, những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển.
  • D. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách.

Câu 16: Các vế của câu ghép dưới đây được liên kết bằng gì?

Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.

  • A. Kết từ.
  • B. Phó từ.
  • C. Đại từ.
  • D. Cặp kết từ.

Câu 17: Câu văn dưới đây có mấy cụm chủ vị?

Chúng ta có thể nói đến nền nghệ thuật Nga, Đức, I-ta-li-a nhưng trên thế giới chỉ có một thứ khoa học mà khắp năm châu bốn bể đều công nhận, chính thứ khoa học đã chắp thêm cánh cho tư tưởng chúng ta, giúp nó bay bổng trong vương quốc thần bí của vũ trụ, tìm tòi giải đáp những vấn đề bi kịch trong cuộc sống.

  • A. Ba cụm chủ vị.
  • B. Bốn cụm chủ vị.
  • C. Năm cụm chủ vị.
  • D. Sáu cụm chủ vị.

Câu 18: Câu nào dưới đây có thể lược bỏ chủ ngữ của một trong hai vế câu?

  • A. Tại đây, những nhà khoa học đang khắc lại toàn bộ kinh nghiệm của thế giới, đồng thời họ biến những kinh nghiệm đó thành những học thuyết hữu hiệu, biến nó thành những vũ khí sắc bén để tìm tòi chân lí.
  • B. Việc một thầy thuốc kê đơn cho chúng ta và đó cũng chính là thành quả của biết bao nhà khoa học đã ngày đêm gian khổ nghiên cứu.
  • C. Tôi mơ ước sẽ xây được một “toà thành khoa học” ở đây, tại đó, những nhà khoa học sẽ ngày đêm dùng trí tuệ và con mắt tìm tòi của mình để nghiên cứu những điều bí mật xung quanh Trái Đất này.
  • D. Khoa học đã mở rộng con đường đi đến sự đoàn kết, tự do và cái đẹp của nhân loại.

 

Câu 19:  Biến đổi câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu?

Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.

  • A. Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
  • B. Chúng ta cần phải hiểu rằng lao động vừa là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học vừa là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
  • C. Lao động không những là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học còn là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.
  • D. Lao động không phải là thứ bắt buộc ý chí của chúng ta mà khoa học chính là sự biểu hiện của ý chí tự do trong cuộc sống.

Câu 20: Học để hiểu là gì?

  • A. Là đi sâu, tìm tòi, khám phá mọi sự vật, hiện tượng, thu thập thông tin, số liệu.
  • B. Là đi sâu, nắm được bản chất sự vât, hiện tượng, nhận thức được quy luật của hiện thực khách quan, hiểu được chính mình để có thể tự biến đổi mình.
  • C. Là phát hiện vấn đề mới, có cái nhìn mới mẻ, sáng tạo về sự vật, hiện tượng.
  • D. Là hiểu được vấn đề cốt lõi, nhìn thấy được cái độc đáo ẩn sâu trong mọi sự vật, hiện tượng.

Câu 21: Đâu khôngphải là câu nói được trích dẫn làm dẫn chứng trong phần 3: Học để làm?

  • A. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
  • B. Cách tốt nhất để hiểu là làm.
  • C. Suy nghĩ gắn với hành động.
  • D. Học tập không phải là dồn ép tất cả mọi thứ và đầu. Biết cách học vừa đủ, đó mới là người thông minh.

Câu 22: Mục đích của văn bản Mục đích của việc học là gì?

  • A. Nhấn mạnh những mục đính chính của việc học tập.
  • B. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức.
  • C. Nhấn mạnh cách học hiệu quả.
  • D. Nhấn mạnh phương pháp học phổ biến hiện nay.

Câu 23: Vì sao học để hợp tác, cùng chung sống lại tạo nên ý thức giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc?

  • A. Bởi văn hóa dân tộc mang tính không ổn định, dễ dẫn đến quá trình “xâm lăng văn hóa”.
  • B. Khi hợp tác cùng chung sống, văn hóa sẽ có nhiều biến thiên phụ thuộc vào quá trình giao lưu, tiếp xúc.
  • C. Bởi khi đó văn hóa dân tộc mới bắt đầu được hình thành.
  • D. Khi hợp tác cùng chung sống sẽ diễn ra quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa, từ đó chúng ta sẽ có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Câu 24: Vì sao học để làm người lại là mục đích cuối cùng được nhắc đến và nó bao gồm cả bốn trụ cột “học – hiểu – làm – hợp tác”?

  • A. Vì đây là mục đích quan trọng nhất, cốt lõi nhất của việc học, con người cần phải hoàn thiện nhân cách và phẩm chất để sống đúng với những quy phạm đạo đức nhất định, sống lương thiện và có ích cho xã hội.
  • B. Vì đây là sự sắp xếp một cách ngẫu nhiên của người viết.
  • C. Vì nó là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình lĩnh hội kiến thức.
  • D. Vì nó là yếu tố tạo nên bốn trụ cột “học – hiểu – làm – hợp tác”.

Câu 25: Đâu là kĩ năng của thế kỷ 21 mà trẻ em cần có để phát triển trong tương lai?

  • A. Tư duy phản biện.
  • B. Khả năng sáng tạo.
  • C. Kĩ năng làm việc nhóm
  • D. Tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp.

Câu 26: Phương pháp học tập nào đã được nhắc đến trong văn bản?

  • A. Hợp tác.
  • B. Tự học.
  • C. Điền dã.
  • D. Thí nghiệm.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác