Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5: Khoa học muôn năm! (Go-rơ-ki)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Khoa học muôn năm! (Go-rơ-ki). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN 2: KHOA HỌC MUÔN NĂM!

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. 

- Nhận xét, đánh giá được tính đúng, sai của vấn đề đặt ra trong văn bản. 

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

- Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ XX.

- Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913 - 1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906 - 1907).

2. Tác phẩm

Khoa học muôn năm! là một trong những tác phẩm của Go-rơ-ki được in trong Những bài diễn thuyết nổi tiếng trong lịch sử thế giới, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2009.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Cách thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả trong văn bản Khoa học muôn năm!

a. Ý kiến của tác giả ở phần (1)

- Tác giả nhấn mạnh bằng cách đưa ra các từ ngữ phủ định rồi lại khẳng định; và thêm vào đó là việc bộc lộ sự chân thành của mình.

b. Câu nói của nhà khoa học nổi tiếng được trích dẫn ở phần (3)

- Câu nói của nhà khoa học K.A.Ti-mi-ri-a-dép: “Tương lai thuộc về khoa học và dân chủ”.

- Tác dụng: tăng tính tin cậy, thuyết phục người đọc về giá trị mà khoa học có thể đem lại cho nhân loại.

2. Lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản Khoa học muôn năm!

a. Sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học

- Nêu sự khác biệt giữa nghệ thuật và khoa học nhằm mục đích nhấn mạnh sự ưu việt, giá trị chân lí của khoa học.

- Tác giả đưa ra lí lẽ chặt chẽ, xác đáng, các bằng chứng rất thuyết phục. Ví dụ:

+ Lí lẽ: Khoa học thực nghiệm mang tính quốc tế, nó thuộc về toàn bộ nhân loại.

+ Bằng chứng: Chúng ta có thể nói đến nền nghệ thuật Nga, Đức, I-ta-li-a…

b. Luận điểm của phần (4)

- Luận điểm: Tưởng tượng “xây một tòa thành khoa học” bởi không có điều gì mà ta tưởng tượng lại không thể làm ra được bởi ý chí và tài năng của nhân loại.

+ Cách sống, cách làm việc và yêu quý sức lao động của mình.

- Những yếu tố góp phần tạo nên sức thuyết phục trong cách trình bày luận điểm này: Lí lẽ, lập luận chặt chẽ.

+ Đưa ra các dẫn chứng xác đáng.

+ Đặt vấn đề và đưa ra hướng giải quyết.

3. Thái độ của tác giả và hệ thống nội dung của văn bản Khoa học muôn năm!

a. Thái độ của tác giả ở phần kết văn bản

- Thái độ: trân trọng, ngợi ca và tuyệt đối hóa giá trị của khoa học đối với sự phát triển của nhân loại.

- Học hỏi: bên cạnh hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, cần đưa thêm cảm xúc cá nhân chân thành để chạm đến trái tim người đọc.

b. Khái quát và hệ thống nội dung đọc hiểu văn bản

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản Khoa học muôn năm nêu lên giá trị của khoa học và nghệ thuật, mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật. Qua văn bản, tác giả đem tới những thông tin thiết thực, lí thú về giá trị của một nền khoa học.

2. Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dẫn dắt tự nhiên.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 5: Khoa học muôn năm! (Go-rơ-ki), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Khoa học muôn năm! (Go-rơ-ki), Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Khoa học muôn năm! (Go-rơ-ki)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác