Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 Ôn tập bài 5: Nghị luận xã hội (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập bài 5: Nghị luận xã hội (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Văn bản Bàn về đọc sách thuộc thể loại nào?
A. Văn nghị luận.
- B. Truyện ngắn.
- C. Tiểu thuyết.
- D. Hồi kí.
Câu 2: Theo tác giả, sách có vai trò như thế nào với học vấn?
A. Là một con đường quan trọng của học vấn.
- B. Là yếu tố quyết định duy nhất trình độ học vấn.
- C. Là yếu tố đem đến kiến thức quan trọng.
- D. Là yếu tố căn bản của học vấn.
Câu 3: Việc đọc sách được tác giả lí giải như thế nào trong văn bản Bàn về đọc sách?
- A. Là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
- B. Là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi.
- C. Là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
D. Là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
Câu 4: Câu văn nào dưới đây bộc lộ thái độ của tác giả trong văn bản Bàn về đọc sách?
- A. Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
- B. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng.
- C. Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giải chuyên môn cũng không thể thiếu được.
D. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.
Câu 5: Đâu không phải là yếu tố tạo nên sức thuyết phục của văn bản Bàn về đọc sách?
- A. Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, ví von cụ thể và thú vị.
- B. Phân tích chi tiết, dẫn dắt một cách tự nhiên với giọng điệu trò chuyện, thấu hiểu từ một học giả có uy tín.
- C. Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
D. Sử dụng nhiều hình minh họa sinh động, thú vị.
Câu 6: Bản chất sâu xa nhất của việc đọc sách là gì?
- A. Hành trình tiếp nhận kiến thức.
- B. Phát triển trình độ học vấn.
C. Là sự kế thừa và lưu giữ tri thức học thuật.
- D. Là quá trình tiếp thu tinh hoa nhân loại.
Câu 7: Đâu là cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam?
- A. Nhật ký trong tù.
B. Đường Kách mệnh.
- C. Con rồng tre.
- D. Thầy Lazaro Phiền.
Câu 8: Theo tác giả trong văn bản Khoa học muôn năm, thứ gì có thể giúp cho con người có được sự giáo dục và sáng tạo?
- A. Nghệ thuật.
- B. Sách vở.
- C. Tiền bạc.
D. Nghệ thuật và khoa học.
Câu 9: Go-rơ-ki đã đặt điều gì lên hàng đầu trong vấn đề giáo dục?
A. Khoa học.
- B. Văn chương.
- C. Kinh tế.
- D. Chữ viết.
Câu 10: Khoa học được dẫn đường bởi điều gì?
- A. Những suy đoán, giả thiết.
B. Những lí luận lô gích chặt chẽ.
- C. Những tư duy truyền thống, rập khuôn.
- D. Những thí nghiệm, thực nghiệm.
Câu 11: Go-rơ-ki đã nêu lên sự khác biệt chủ yếu nào giữa nghệ thuật và khoa học?
A. Nghệ thuật phụ thuộc vào cảm xúc, bị chi phối bởi định kiến, khoa học có thể thoát khỏi mọi thứ ràng buộc bên ngoài.
- B. Khoa học là lô gích, còn nghệ thuật là phi lô gích.
- C. Nghệ thuật là xa rời cuộc sống trong khi khoa học bám vào gốc rễ của cuộc sống.
- D. Khoa học là hiện thực, là hiển nhiên, nghệ thuật là trừu tượng, không có thực.
Câu 12: Đâu là dẫn chứng cho luận điểm: “Môi trường mà học đang sống chính là do khoa học tạo ra”?
- A. Trong khi đó, khoa học thực nghiệm lại được phát triển trên mảnh đất màu mỡ của kinh nghiệm, tri thức thông qua những quan sát rất tỉ mỉ.
B. Họ cũng cần phải hiêu răng những bộ quần áo chúng ta mặc trên người đều được sản xuất từ những xưởng may, nếu như không có toán học thì chắc chắn một xưởng may sẽ không bao giờ có thể ra đời.
- C. Chúng ta có thể nói đến nền nghệ thuật Nga, Đức, I-ta-li-a nhưng trên thế giới chỉ có một thứ khoa học mà khắp năm châu bốn bể đều công nhận, chính thứ khoa học đã chắp thêm cánh cho tư tưởng chúng ta, giúp nó bay bổng trong vương quốc thần bí của vũ trụ, tìm tòi giải đáp những vấn đề bi kịch trong cuộc sống.
- D. K. A. Ti-mi-ri-a-dép (Timiryazev), một nhà khoa học nổi tiếng người Nga, một con người chân chính cả đời mình đã luôn kiên trì quan điểm: “Tương lai thuộc về khoa học và dân chủ.”.
Câu 13: Chúng ta có thể tách biệt khoa học và nghệ thuật dựa vào điều gì?
- A. Tính xã hội hóa.
B. Tính chuyên môn hóa.
- C. Mục đích.
- D. Công cụ.
Câu 14: Các ngành khoa học như thông tin khoa học điều khiển học, phân tâm học, toán học hiện đại, thuyết của Einstein và vật lý hiện đại… có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
A. Nâng toàn bộ hiểu biết của con người về tự nhiên lên một bình diện mới.
- B. Đưa con người bước sang một trang tiến hóa mới.
- C. Thay đổi toàn bộ nhịp vận động của nhân loại.
- D. Thay đổi tư duy nhân loại về mọi mặt.
Câu 15: Trong số những phát minh khoa học dưới đây, theo em đâu là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại?
A. Bóng đèn điện.
- B. Công nghệ laser.
- C. Bom nguyên tử.
- D. Bom nhiệt hạch.
Câu 16: Câu ghép đẳng lập là gì?
- A. Là câu ghép do một vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
- B. Là câu ghép do hai vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
- C. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ đối lập với nhau tạo thành.
D. Là câu ghép do các vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
Câu 17: Đâu là cách nối các vế trong câu ghép?
- A. Nối bằng kết từ.
- B. Nối bằng các phó từ.
- C. Nối bằng cặp đại từ.
D. Nối bằng kết từ, cặp kết từ, đại từ, cặp đại từ, phó từ, cặp phó từ.
Câu 18: Xác định vị ngữ trong câu: “Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che” (Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)?
- A. Bà ta.
B. Thương tình toan gọi hỏi xem sao.
- C. Nón.
- D. Thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
Câu 19: Các vế của câu ghép dưới đây được liên kết bằng gì?
Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.
- A. Cặp đại từ.
B. Cặp kết từ.
- C. Đại từ.
- D. Phó từ.
Câu 20: Câu văn dưới đây thuộc loại câu nào?
Nó được dẫn đường bởi những lí luận lô gích chặt chẽ, chính vì vậy, nó có thể thoát khỏi những thứ mà nghệ thuật không sao rũ bỏ được.
- A. Câu đơn.
- B. Câu ghép đẳng lập.
C. Câu ghép chính phụ.
- D. Vừa là câu ghép đẳng lập, vừa là câu ghép chính phụ.
Câu 21: Tìm câu đơn trong đoạn văn sau?
Hãy cho phép tôi được tưởng tượng. Tôi làm như vậy bởi vì tôi tin chắc chắn rằng không có điều gì mà ta tưởng tượng lại không thể làm ra được bởi ý chí và tài năng của nhân loại. Tôi mơ ước sẽ xây được một “toà thành khoa học” ở đây, tại đó, những nhà khoa học sẽ ngày đêm dùng trí tuệ và con mắt tìm tòi của mình để nghiên cứu những điều bí mật xung quanh Trái Đất này. Tại đây, những nhà khoa học sẽ giống như những người thợ sắt hoặc những người thợ ngọc, họ đang khắc lại toàn bộ kinh nghiệm của thế giới. Đồng thời họ biến những kinh nghiệm đó thành những học thuyết hữu hiệu, biến nó thành những vũ khí sắc bén để tìm tòi chân lí.
- A. Tôi làm như vậy bởi vì tôi tin chắc chắn rằng không có điều gì mà ta tưởng tượng lại không thể làm ra được bởi ý chí và tài năng của nhân loại.
- B. Tôi mơ ước sẽ xây được một “toà thành khoa học” ở đây, tại đó, những nhà khoa học sẽ ngày đêm dùng trí tuệ và con mắt tìm tòi của mình để nghiên cứu những điều bí mật xung quanh Trái Đất này.
C. Đồng thời họ biến những kinh nghiệm đó thành những học thuyết hữu hiệu, biến nó thành những vũ khí sắc bén để tìm tòi chân lí.
- D. Tại đây, những nhà khoa học sẽ giống như những người thợ sắt hoặc những người thợ ngọc, họ đang khắc lại toàn bộ kinh nghiệm của thế giới.
Câu 22: Câu ghép nào dưới đây sử dụng kết từ để nối hai vế của câu?
A. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.
- B. Trời chưa sáng, nó đã dậy.
- C. Nắng ấm, sân rộng và sạch.
- D. Trời càng mưa to, con đường trở nên lầy lội.
Câu 23: Biến đổi câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu?
Nghệ thuật là tình cảm, hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả và phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
A. Nghệ thuật là tình cảm, nó hoàn toàn có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
- B. Nghệ thuật là tình cảm, nó không thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó chỉ phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
- C. Nghệ thuật là tình cảm, nó có thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả nhưng nó không phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
- D. Nghệ thuật là tình cảm, nó không thể bị khuất phục trước cá tính, tư tưởng của tác giả, nó cũng không phụ thuộc vào cái mọi người vẫn gọi là “cảm xúc”.
Câu 24: Bối cảnh thế giới được tác giả đề cập đến trong văn bản Mục đích của việc học là gì?
- A. Xu thế toàn cầu hóa.
- B. Kinh tế thị trường và kinh tế tri thức.
- C. Nền văn minh trí tuệ.
D. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và chuyển dịch theo hướng xã hội thông tin, xã hội học tập, bắt đầu buổi bình minh của một nền văn minh mới – văn minh trí tuệ.
Câu 25: Học để làm là gì?
- A. Học để đem chia sẻ hiểu biết, tri thức với người khác.
- B. Học để tạo ra sản phẩm, tạo ra những thí nghiệm độc đáo.
C. Học để ứng dụng, để triển khai, để áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn.
- D. Học để cùng phát triển, cùng tiến bộ, bắt kịp những thay đổi của xã hội.
Câu 26: Mục đích của học để hợp tác, cùng chung sống là gì?
- A. Mong muốn cam kết hợp tác làm ăn với nhau lâu dài, cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong thực tiễn.
- B. Biến đổi xung đột, căng thẳng thành đoàn kết, hợp tác.
- C. Hợp tác để giải quyết vấn đề, giải quyết công việc.
D. Cam kết hợp tác làm ăn với nhau lâu dài, biến đổi xung đột, căng thẳng thành đoàn kết, hợp tác, hợp tác để giải quyết vấn đề, giải quyết công việc.
Câu 27: Nhận xét về thứ tự sắp xếp các luận điểm của tác giả trong văn bản?
- A. Trình tự sắp xếp ngẫu nhiên.
B. Trình tự sắp xếp có chủ ý, hoàn toàn hợp lý với mạch lập luận và lô gích khi triển khai các khía cạnh của vấn đề.
- C. Trình tự sắp xếp bị đảo lộn, các ý rời rạc, thiếu liên kết.
- D. Trình tự sắp xếp linh hoạt, sáng tạo.
Câu 28: Cách lập luận như: “Học để hợp tác. Hợp tác để học”, “Học để làm người. Làm người phải học”… có tác dụng như thế nào?
- A. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng tri thức vào cuộc sống,
- B. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học.
C. Nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa việc học và mục đích của việc học.
- D. Nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp học.
Câu 29: Vì sao việc học có thể giải quyết những xung đột và căng thẳng do lịch sử để lại, do hiện tại đặt ra?
- A. Khi học tập, chúng ta sẽ có được kĩ năng đàm phán, chuyển xung đột thành hòa bình, hữu nghị.
B. Khi học tập, chúng ta biết cách đồng cảm sẻ chia, biết cách hợp tác, chuyển hóa xung đột thành hòa bình, cùng chung sống, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
- C. Khi học tập, chúng ta biết cách chung sống với những xung đột và căng thẳng đó, không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm, hoang mang.
- D. Khi học tập, chúng ta sẽ có thể làm bạn với tất cả mọi người, sẽ không còn xung đột hay căng thẳng vũ trang nữa.
Câu 30: Đâu là nhóm kĩ năng sống cần thế cho mục tiêu trở thành công dân toàn cầu?
- A. Sự trì hoãn.
- B. Khả năng làm việc đơn độc.
C. Khả năng lãnh đạo.
- D. Tư duy lối mòn.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận