5 phút soạn Văn 9 tập 1 cánh diều trang 115

5 phút soạn Văn 9 tập 1 cánh diều trang 115. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (CHU QUANG TIỀM)

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH1: Chú ý cách lập luận của tác giả khi đặt vấn đề

CH2: Quan điểm của tác giả được thể hiện như thế nào trong câu văn này?

CH3: Chú ý cách tác giả lật ngược vấn đề để khẳng định ý kiến

CH4: Cách lập luận của tác giả có gì thú vị?

CH5:  Tác giả thể hiện thái độ như thế nào trước việc đọc sách?

CH6: Chú ý câu văn, hình ảnh bộc lộ thái độ của tác giả

CH7: Quan điểm của tác giả ở đây có mâu thuẫn với quan điểm đã nêu ở phần trước không? Vì sao?

CH8: Chú ý tác dụng của những hình ảnh so sánh

TRẢ LỜI CÂU HỎI

CH1: Xác định luận đề của văn bản Bàn về đọc sách. Để triển khai luận đề này, tác giả đã đưa ra những luận điểm nào?

CH2: Chỉ ra những lí lẽ được sử dụng trong phần 1 của văn bản. Nhận xét về những lí lẽ đó.

CH3: Trong phần 2, tác giả cho rằng "sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu", "sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Để làm sáng tỏ các lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng nào? Em có đồng ý với các lí lẽ này không, vì sao?

CH4: Nội dung của phần (3) liên quan đến phần 1 và phần 2 như thế nào? Nêu lên một điều em tâm đắc trong phần (3) và lí giải vì sao.

CH5: Văn bản Bàn về đọc sách thuyết phục người đọc bởi những lí do nào? Phân tích một số bằng chứng để khẳng định câu trả lời của em.

CH6: Từ những vấn để được gợi ra trong văn bản, hãy nêu một ưu điểm và một hạn chế về việc đọc sách của bản thân em.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH1:Cách lập luận “không chỉ… nhưng” được lặp lại nhằm nhấn mạnh việc đọc sách không phải là toàn bộ học vấn nhưng nó là điều vô cùng quan trọng, không thể thiếu

CH2: Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

CH3: Nêu ra những tác hại của các loại sách không chính thống, sau đó nhấn mạnh cách đọc sách đúng đắn

CH4: Tác giả ví von việc đọc sách cũng giống như đánh trận.

CH5:  Tác giả rất coi trọng việc đọc sách, tuy nhiên không ủng hộ việc đọc sách qua loa, lấy lệ

CH6: Thái độ phê phán, coi thường những kẻ coi việc đọc sách để trang trí bộ mặt

CH7: Quan điểm của tác giả không hề có mâu thuẫn. 

CH8: Những hình ảnh so sánh làm cho lời văn sinh động, hấp dẫn hơn

TRẢ LỜI CÂU HỎI

CH1: Luận đề: Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm mang luận đề chính là: Đọc sách là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người.

Luận điểm:

Để triển khai luận đề, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm chặt chẽ, logic.

CH2

Những lí lẽ được sử dụng trong phần 1 của văn bản là :

  • Đọc sách là một việc quan trọng trong con đường học vấn.

  • Sách chứa đựng nhiều tri thức tích lũy từ ngàn đời

  • Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy nó là bách khoa toàn thư, là tài nguyên vô tận

  •  Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm, chuẩn bị hành trang để khám phá thế giới

Nhận xét: Các kí lẽ đưa ra rất xác đáng, thuyết phục, có đi kèm dẫn chứng và được liên kết chặt chẽ với nhau

CH3: So sánh cách đọc sách của người xưa và người nay:

  • Người xưa đọc sách ít, nhưng họ đọc kỹ, nghiền ngẫm, ghi chép và tóm tắt những nội dung quan trọng. Nhờ vậy, họ có thể lĩnh hội được tinh hoa của sách và vận dụng kiến thức vào thực tế.

  • Người nay có nhiều sách hơn, nhưng họ thường đọc lướt, đọc nhiều mà không chọn lọc, không ghi chép hay tóm tắt. Do đó, họ không thể nắm bắt được nội dung chính của sách, kiến thức hời hợt, rời rạc, không có khả năng vận dụng.

Phân tích tác hại của việc đọc sách nhiều mà không có chủ đích:

  • Khi đọc quá nhiều sách mà không có chủ đích, người đọc dễ bị phân tâm, mất tập trung, không thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.

  • Việc đọc nhiều sách vô bổ, không phù hợp với trình độ và sở thích có thể khiến người đọc hoang mang, mất phương hướng, lãng phí thời gian và sức lực.

Em đồng ý với ý kiến của tác giả, bởi vì nếu đọc sách nhiều mà không hiệu quả thì cũng vừa lãng phí sách, mà chính mình cũng không hấp thu tinh hoa gì của sách.

CH4: Sau khi biết được những giá trị cũng như khó khăn của việc đọc sách, thì phần 3 chính là đưa ra những phương pháp đọc sách vô cùng hiệu quả.

Điều em tâm đắc ở phần 3 là cách đọc sách “chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Việc "chọn sách tinh, đọc sách kỹ" mang lại nhiều lợi ích thiết thực. 

CH5: Văn bản Bàn về đọc sách thuyết phục người đọc bởi :

  • Tính logic, chặt chẽ

  • Bằng chứng xác thực, sinh động

  • Lập luận sắc bén, logic

  • Tác giả uy tín

CH6:

Ưu điểm: Nhờ có thói quen đọc sách, tôi có thể tiếp cận với kho tàng tri thức khổng lồ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó nâng cao hiểu biết và mở rộng tầm nhìn. 

Hạn chế:Đầu tiên, tôi chưa có phương pháp đọc sách khoa học.Thứ hai, tôi còn thiếu kiên trì trong việc đọc sách. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 1 cánh diều, soạn Văn 9 tập 1 cánh diều trang 115, soạn Văn 9 tập 1 CD trang 115

Bình luận

Giải bài tập những môn khác