5 phút soạn Văn 9 tập 2 cánh diều trang 137
5 phút soạn Văn 9 tập 2 cánh diều trang 137. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CH1: Phân biệt truyện truyền kì và truyện trinh thám qua các văn bản đã học trong Bài 6 của sách Ngữ văn 9, tập hai.
CH2. Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (thơ tám chữ và thơ tự do) trong Bài 7 và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các thể thơ này.
CH3. Nội dung của các văn bản thông tin về di tích lịch sử ở sách Ngữ văn 9, tập hai có gì khác với các văn bản thông tin về một danh lam thắng cảnh ở sách Ngữ văn 9, tập một?
CH4. Nhận xét một số đặc điểm về hình thức của các văn bản bi kịch và truyện ngắn được học trong Bài 9. Nội dung giữa các văn bản bi kịch và truyện ngắn ở bài này có gì giống nhau?
CH5. Nêu tác dụng của phần Tổng kết về văn học Việt Nam (trang 127 - 131).
II. VIẾT
CH6: Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 9, tập hai thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học.
CH7. Các kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 9, tập hai có gì khác so với sách Ngữ văn 9, tập một?
III. NÓI VÀ NGHE
CH8: Nêu những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở Sách ngữ văn 9, tập hai. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học.
IV. TIẾNG VIỆT
CH9: Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 9 tập hai. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với các phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?
CH10. Nêu tác dụng của phần Tổng kết về tiếng Việt (trang 132 - 136).
V. TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
CH1: Trong câu văn sau đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào để thể hiện tác động của bài thơ Bếp lửa đối với bạn đọc?
“Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thức trong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh người thân ruột thịt như thế?”
A. So sánh
B. Chơi chữ
C. Ẩn dụ
D. Điệp từ
CH2: Vì sao đoạn trích trên được coi là văn bản nghị luận văn học?
A. Vì văn bản giới thiệu về bối cảnh ra đời và đề tài, chủ đề của bài thơ Bếp lửa`
B. Vì văn bản phát biểu cảm nghĩ của người viết về cách kể trong bài thơ Bếp lửa
C. Vì văn bản thuyết phục người đọc về đặc điểm truyện kể trong bài thơ Bếp lửa
D.Vì văn bản kể về câu chuyện mà tác giả Bằng Việt đã viết trong bài thơ Bếp lửa
CH3: CH nào sau đây nêu lên vấn đề chính cần làm rõ của đoạn trích trên?
A. Bếp lửa có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của đời thơ Bằng Việt, một trong những bài thơ “đi cùng năm tháng”...
B. Điều gì làm nên một Bếp lửa đánh thức trong tâm hồn bạn đọc những kí ức tuổi thơ bên cạnh người thân ruột thịt như thế?
C. Là cảm xúc chân thành của tác giả, là hình tượng bếp lửa, là hình ảnh người bà cứ trở đi trở lại trong bài?
D. Tất cả đều đúng, và theo ý kiến chủ quan của tôi, cái hay, cái độc đáo của Bếp lửa còn được làm nên từ cấu trúc bài thơ: cấu trúc kể chuyện.
CH4. Theo em, trong đoạn trích trên, người viết đã vận dụng kết hợp những thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt nào?
CH5. Dẫn ra một câu văn nêu lí lẽ và lời phân tích, bình luận chủ quan của người viết trong đoạn trích.
CH6. Câu văn sau có phải là kết luận cho toàn bộ bài viết này hay không? Vì sao? “Có thể nói, bằng việc tập trung khắc họa những biến cố “đắt giá”, thấm thía nhất, gạt bỏ những “chi tiết bình thường” trong độ tuổi “Chăn trâu đốt lửa ngoài đồng”, Bằng Việt đã lay động đến con tim của hàng triệu bạn đọc.”
VI. VIẾT
CH1: Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) giải thích vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần biết ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm của chính mình.
CH2. Viết bài văn (khoảng 300 chữ) phân tích một nét đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật mà em yêu thích nhất trong bài thơ Nơi em về.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
CH1:
Truyện truyền kì là loại tác phẩm tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, kể về những chuyện kì lạ, trong đó, cốt truyện thường được xây dựng trên những câu chuyện trong dân gian.
Nhân vật chính chủ yếu là những người bình dân
. Có một số nhân vật như thần, phật, vua, quan,.. nhưng cũng được khắc hoạ ở phương diện con người đời thường, cá nhân,…
Điểm nổi bật ở truyện truyền kì là sử dụng yếu tố kì lạ nhưng nội dung của truyện lại thường là những vấn đề của đời sống nhân sinh.
Không gian, thời gian, sự việc, con người,… có sự kết hợp giữa những chi tiết có thật với không có thật
Trong truyện, không gian cõi trên và cõi âm, con người và thánh thần, ma quỷ có sự hoà trộn, kết nối.
Con người có thể chết đi, sống lại
Truyện trinh thám là truyện viết về việc điều tra, khám phá các vụ án hoặc những bí mật cần được đưa ra ánh sáng.
Truyện thường bắt đầu bằng một sự việc bất ngờ hoặc tình huống gay cấn (ví dụ: án mạng, mất tích, mất trộm,…)
Nhân vật chính của truyện trinh thám thường là các thám tử hoặc điều tra viên. có óc quan sát, rất giàu trí tưởng tượng, biết tìm kiếm, kết nối, tổng hợp thông tin và giỏi quy đoán, suy luận logic.
CH2.
- Nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ:
+ Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắt nhịp 3/3
+ Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ.
+ Bài thơ 6 chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân hoặc vần cách.
CH3.Chủ đề văn bản ở sách tập 2 rộng hơn, giới thiệu về cả quần thể hoặc cả di tích lịch sử lớn.
CH4.
Nhận xét về hình thức và nội dung của các văn bản bi kịch và truyện ngắn:
1. Về hình thức:
- Bi kịch:
Cấu trúc: Thường chia thành 5 màn
Nhân vật: Thường là những nhân vật cao quý, có số phận oan nghiệt
Xung đột: Xung đột nội tâm dữ dội, gay cấn
Ngôn ngữ: Lãng mạn, giàu cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Truyện ngắn:
Cấu trúc: Thường ngắn gọn, cô đọng, tập trung vào một sự kiện chính.
Nhân vật: Ít nhân vật hơn so với bi kịch
Xung đột: Xung đột có thể nội tâm hoặc ngoại tâ
Ngôn ngữ: Giản dị, dễ hiểu, gần gũi với đời sống.
2. Về nội dung:
- Giống nhau:
Phản ánh hiện thực xã hội
Thể hiện giá trị nhân văn.
Gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc
- Khác nhau:
Mức độ bi kịch: Bi kịch có mức độ bi kịch cao hơn so với truyện ngắn
Tâm điểm khai thác: Bi kịch thường tập trung khai thác xung đột nội tâm của nhân vật
Kết thúc: Bi kịch thường có kết thúc bi thảm, trong khi truyện ngắn có thể có nhiều kết thúc khác nhau
CH5.
Giúp học sinh tổng hợp, hệ thống hóa những kiến thức đã học
Tạo cái nhìn bao quát về sự phát triển của văn học Việt Nam
Nhận diện những điểm chung, điểm khác giữa các thời kỳ văn học.
Xác định những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam.
II. VIẾT
CH6:
Dạng văn bản:
- Viết truyện kể sáng tạo
- Viết tập làm thơ 8 chữ
- Viết đoạn văn về bài thơ 8 chữ
- Viết bài NLXH về vấn đề cần giải quyết
- Viết phân tích tác phẩm kịch
- Viết quảng cáo, tờ rơi
Mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học: Phần viết và phần đọc hiểu sẽ tương đương nhau.
CH7.Nó đa dạng đề tài hơn, nhiều thể loại và sáng tạo hơn.
III. NÓI VÀ NGHE
CH8:
Những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một:
+Kể một câu chuyện tưởng tượng
+Nghe và cảm nhận tính thuyết phục của một bài thơ 8 chữ
+Phỏng vấn ngắn
+Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
+ Trình bày ý kiến có tính thời sự
IV. TIẾNG VIỆT
CH9:
- Nội dung chính:
+ Từ ngữ
+ Ngữ pháp: cấu trúc, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, rút gọn…
+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp….
+ Sự phát triển của ngôn ngữ
- Mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau
CH10. Giúp học sinh hệ thống hóa toàn bộ kiến thức tiếng Việt
Kiến thức được trình bày một cách khoa học, logic, dễ hiểu, dễ nhớ,
V. TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II
CH1: Đáp án C
CH2: Đáp án C
CH3: Đáp án D
CH4. Người viết đã vận dụng kết hợp những thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt biểu cảm
CH5. “Bếp lửa có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của đời thơ Bằng Việt, một trong những bài thơ “đi cùng năm tháng” với nhiều thế hệ người Việt, nhất là những ai trải qua quãng đời niên thiếu nơi “đồng chiều cuống rạ”.
CH6. Câu văn sau chưa phải là kết luận cho toàn bộ bài viết này. Vì bài viết đang đề cập đến đặc điểm truyện kể trong khi câu văn trên chỉ nói tới biến cố - một trong những yếu tố của truyện kể.
VI. VIẾT
CH1: Gợi ý
Để hoàn thiện hơn mỗi người cần biết nói lời xin lỗi khi làm sai điều gì đó.
. Richard Calson sau khi được chỉ ra lỗi sai của bản thân đã từng nói: “cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai”.
Những con người thẳng thắn chỉ ra lỗi sai của người khác là những người muốn ta tốt lên và hoàn thiện bản thân hơn.
Trước một lời chê thẳng thắn và thật lòng ta nên cảm thấy biết ơn và trân trọng vì nó giúp ta rút ra những bài học và kinh nghiệm sau mỗi sai lầm để có thể tiến bộ hơn.
Thái độ thái độ chấp nhận cái sai và sẵn sàng sửa đổi của ta là những sợi chỉ đỏ kết nối những trái tim chân thành của những người bạn quanh ta.
Hãy trở thành người có trái tim nóng và cái đầu lạnh để biết cảm ơn trước những người dạy ta bằng những lời chê bai chân thành.
CH2. Gợi ý
Bài thơ "Nơi em về" của Nguyễn Sĩ Đại là một bức tranh quê hương bình dị, mộc mạc nhưng đong đầy tình yêu thương.
Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua những hình ảnh cụ thể, sinh động của làng quê Việt Nam.
Nỗi nhớ quê hương còn được thể hiện qua những kỷ niệm đẹp đẽ của tác giả gắn liền với quê hương.
Nỗi nhớ quê hương được thể hiện một cách tinh tế, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu sắc.
Nỗi nhớ quê hương tha thiết, sâu lắng của tác giả trong bài thơ "Nơi em về" là một nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ... để tăng sức gợi cảm cho bài thơ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 9 tập 2 cánh diều, soạn Văn 9 tập 2 cánh diều trang 137, soạn Văn 9 tập 2 CD trang 137
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận