5 phút soạn Văn 9 tập 2 cánh diều trang 127

5 phút soạn Văn 9 tập 2 cánh diều trang 127. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TỔNG KẾT VỀ VĂN HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TỔNG KẾT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

I. CÁC BỘ PHẬN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

CH1: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy trình bày hiểu biết của mình về văn học Việt Nam bằng một đoạn văn

1. Văn học dân gian

CH1. Sơ đồ trên cho em biết những thông tin gì về văn học dân gian? Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học những thể loại nào trong sơ đồ? Hãy nêu tên ít nhất một tác phẩm văn học dân gian em đã được học của mỗi thể loại.

2. Văn học Viết

CH1: Dựa vào nội dung trên, hãy trình bày các thông tin chính về văn học viết Việt Nam bằng một sơ đồ.

CH2: Nêu tên một số tác phẩm, tác giả của văn học Việt Nam thời trung đại và hiện đại có trong sách Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 theo mẫu sau:

CH3: Thống kê một số thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 theo mẫu sau:

II. LỊCH SỬ VĂN HỌC VÀ VIỆC ĐỌC HIỂU CÁC THỂ LOẠI

CH1: Để hiểu tác phẩm văn học, khi đọc, cần chú ý những yếu tố nào? Những yếu tố nào về kiến thức lịch sử văn học chi phối việc đọc hiểu tác phẩm?

CH2. Hãy nêu và phân tích sự chi phối của kiến thức lịch sử văn học đối với việc hiểu một văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở

TỔNG KẾT VỀ TIẾNG VIỆT

I. TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT

CH1: Hãy hoàn thiện bảng tổng kết về từ ngữ tiếng Việt bằng cách tìm ít nhất một ví dụ minh hoạ cho mỗi loại từ ngữ.

II. NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

CH1: Hãy lập bảng tổng kết về từ loại và cụm từ tiếng Việt; tìm cho mỗi từ loại và cụm từ ít nhất một ví dụ minh hoạ.

CH2: Tìm ví dụ minh hoạ cho mỗi thành phần câu, kiểu câu, cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu, nghĩa của câu, kiểu cấu tạo đoạn văn (nêu ở các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 trong bảng tổng kết).

III. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

CH1: Nội dung mỗi mục trong phần III có ý nghĩa gì đối với việc đọc hiểu, viết và nói, nghe?

CH2: Tìm ví dụ về một biện pháp tu từ đã nêu trong bảng tổng kết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong ví dụ đó.     

IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ

CH1: Trình bày các biện pháp tạo từ mới bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng biểu, đồ hoạ.

CH2: Nêu tên một số tác phẩm Việt Nam (văn bản văn học hoặc văn bản nghị luận, văn bản thông tin) viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TỔNG KẾT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM

I. CÁC BỘ PHẬN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

CH1: 

  • Học Việt Nam chia làm hai bộ phận là văn học dân gian là văn học viết. 

  • Trong văn học dân gian có văn học truyền miệng, bao gồm tiếng Việt và tiếng dân thật thiểu số. 

  • Trong văn học viết có văn học ghi lại bằng chữ viết bao gồm: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ dân tộc thiểu số.

1. Văn học dân gian

CH1. 

- Sơ đồ trên cho em biết những thông tin về tác giả, thể loại, đặc trưng của văn học dân gian.

- Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học: 

+ Truyền kì: Truyện người con gái Nam Xương

+ Truyện, thơ dân gian: Dế chọi

2. Văn học Viết

CH1:

CH2: 

Lớp

Văn học Trung Đại

Văn học hiện đại

6

Con hổ có nghĩa

Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài)

7

Sông núi nước Nam-Lý Thường Kiệt

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

8

Mời chầu (Hồ Xuân Hương)

Tôi đi học

9

huyện người con gái Nam Xương

Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội

CH3: 

Lớp

Thể loại văn học

Ví dụ về văn bản đã đọc

6

- Thơ lục bát

- Thơ mới

- Về thăm mẹ

- Nhớ rừng

7

- Truyện ngụ ngôn

- Truyện ngắn và tiểu thuyết

- Ếch ngồi đáy giếng

- Buổi học cuối cùng

8

- Thơ 6 chữ, 7 chữ

- Hịch

- Nắng mới, Nếu mai em về Chiêm Hoá

- Hịch tướng sĩ

9

- Bi kịch

- Văn bản giới thiệu:

- Đình công và nổi dậy

- Quần thể di tích cố đô Huế

II. LỊCH SỬ VĂN HỌC VÀ VIỆC ĐỌC HIỂU CÁC THỂ LOẠI

CH1: 

Để hiểu tác phẩm văn học, khi đọc, cần chú ý những yếu tố:

- Nội dung tác phẩm

- Nghệ thuật tác phẩm

- Giá trị tác phẩm

- Mối liên hệ giữa tác phẩm với tác giả, thời đại, với văn bản khác

Những yếu tố về kiến thức lịch sử văn học chi phối việc đọc hiểu tác phẩm: thể loại, cuộc đời tác giả, thời đại,..

CH2

Ví dụ tác phẩm Bếp lửa:

Bài thơ được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963, khi ông còn là chàng sinh viên 22 tuổi đang theo học ngành luật tại đại học tổng hợp Kiev (Liên Xô cũ). Khi trải qua những ngày đông lạnh giá ở xứ người, ông nhớ da diết về gia đình, về bếp lửa và những ngày ở bên bà nội. 

TỔNG KẾT VỀ TIẾNG VIỆT

I. TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT

CH1: 

Từ đơn: hoa

Từ ghép: bút mực

Từ láy: long lanh

Từ đa nghĩa: chân

Từ đồng âm: ba (bố - số 3)

Từ tượng hình, tượng thanh: róc rách, uốn éo

Từ thuần Việt: mẹ

Từ Hán Việt: trường

Từ mượn: tivi

Từ toàn dân: mẹ, cha

Từ địa phương: mô

Thuật ngữ: sinh học

Biệt ngữ: chém gió

Thành ngữ thuần Việt: ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Thành ngữ Hán Việt: nhất kiến chung tình

II. NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

CH1: 

Từ loại

Ví dụ

Danh từ

đất nước

Động từ

làm việc

Tính từ

đẹp

Đại từ

ai

Kết từ

Số từ

hai

Phó từ 

rất

Trợ từ

của

Thán từ

ôi

Cụm từ

Ví dụ

Cụm từ chính phụ

cây đa cổ thụ

Cụm từ đẳng lập

anh em

Cụm từ chủ - vị ngữ

hoa nở

CH2: 

- Thành phần câu: 

+ Chủ - vị: Tôi đi học => Tôi: Chủ ngữ. Đi học: Vị ngữ

+ Gọi - đáp: Anh ơi! - Ơi!

+ Cảm thán: Ôi!

+ Tình thái: Chắc chắn,...

+ Chuyển tiếp: Sau đó,..

+ Phụ chú: Hôm nay, ngày 20 tháng 11 năm 2023 , trời thật đẹp

- Kiểu câu xét theo cấu tạo:

+ CH  bình thường: Cây đa cổ thụ mọc ven đường

+ CH  đặc biệt: Đẹp!

+ CH  đơn: Hoa nở.

+ CH  ghép đẳng lập: Trời hôm nay đẹp quá, nắng vàng rực.

+ CH  ghép chính phụ: Chim hót líu lo trên cành cây

+ CH  đầy đủ: Hôm nay tôi đi học.

+ CH  rút gọn: Tôi đi học.

- Kiểu câu xét theo mục đích nói:

+ CH  kể: Hôm qua tôi đi học

+ CH  hỏi: Hôm qua bạn đi học à?

+ CH  cảm: Trời đẹp quá!

+ CH  khiến: Bạn lấy hộ tôi cái bút được không?

- Cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu: Con mèo đánh vỡ chiếc bình hoa => Chiếc bình hoa bị con mèo đánh vỡ

- Nghĩa của câu: Có công mài sắt có ngày nên kim

+ Nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim

+ Nghĩa hàm ẩn: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công.

- Kiểu cấu tạo đoạn văn: 

+ Diễn dịch: Lão Hạc là một nhân vật được Nam Cao xây dựng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc. Ông có vợ và một người con trai duy nhất. Vợ mất sớm, vì không đủ tiền cưới vợ, con trai ông đã uất ức vô cùng mà bỏ đi đồn điền cao su. Trước khi đi, lão được người con trai tặng con chó vàng làm kỷ niệm nên ông rất yêu quý nó và đặt cho nó một cái tên rất hay. Năm ấy, vì mất mùa đói kém, bão lũ đã cướp đi hết mùa màng của lão, lão cũng lâm bệnh hiểm nghèo. Cuộc sống khốn khó đã ép lão đến bờ vực thẳm của cuộc đời, không còn cách nào khác, lão đành phải cắt ruột bán đi con chó vàng yêu quý của mình; bán xong, lão khóc như một đứa trẻ. Sợ sống sẽ ảnh hưởng đến đứa con trai duy nhất của ông, vì lỡ tâm lừa dối một con chó, ông quyết định chết theo chó trong đau đớn, tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là để giữ gìn lòng tự trọng của lão đối với con. Lão Hạc có một tấm lòng thật cao cả, đáng trân trọng.

+ Quy nạp: Con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành phần lớn đều chịu ảnh hưởng và được chăm sóc từ mẹ hơn là cha. Các em được bú mẹ, được ẵm, được dỗ dành, được tắm rửa, được mẹ ru ngủ, được mẹ cho ăn, được chăm sóc khi ốm đau,...Bằng sự nhận thức về thế giới thông qua quá trình tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày. Và do tiếp xúc nhiều nên ảnh hưởng đặc biệt từ đức tính của người mẹ, đã dần dần hình thành bản tính của đứa trẻ theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Ngoài ra, đứa trẻ thường thích bắt chước người khác thông qua mẹ bởi đó là người mẹ nó gần gũi nhất. Phụ nữ là người quan trọng trong gia đình, là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu của gia đình.

+ Song song: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, đời đời cả nhân dân Việt Nam nhớ ơn. Đi đến đâu trên đất nước này, bạn cũng có thể bắt gặp Người tuy đã ra đi nhưng hình ảnh và tên gọi vẫn còn sống mãi trong tâm hồn của mỗi người dân. Người đã trọn đời cống hiến cho dân tộc, cho sự độc lập của đất nước. Sau hàng chục năm gian nan thử thách, bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã tìm thấy con đường đúng đắn để thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó nhân dân ta có thể giành lại được chính quyền, sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc.

+ Phối hợp: Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được toàn thế giới rất quan tâm. Có thể nói rằng bảo vệ môi trường chính là hoạt động mang tính xã hội, cộng đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường có rất nhiều cách, nhưng hiệu quả nhất là mỗi người trong số chúng ta cần phải nhận thức ra được việc ô nhiễm môi trường, chung tay, góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội để thực hiện điều đó. Nếu chúng ta có ý thức mỗi tuần trồng một cây xanh, mỗi tháng đi thu gom rác thải một lần và mỗi năm sử dụng túi nilon ít đi thì đã góp một phần không hề nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Mỗi chúng ta hôm nay hãy làm từ những việc nhỏ nhất để làm cho môi trường mà chúng ta đang sinh sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. Mục tiêu của chúng ta là giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là ô nhiễm môi trường.

III. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

CH1: Ý nghĩa:

Đọc hiểu: Giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của văn bản, nhận ra những giá trị nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm

Viết: Giúp người viết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, sinh động, thể hiện được ý tưởng, cảm xúc một cách hiệu quả

Nói, nghe: Giúp người nói diễn đạt ý tưởng một cách sinh động, hấp dẫn, thu hút người nghe.

CH2: Cháu chiến đấu hôm nay.

Vì lòng yêu tổ quốc.

Vì xóm làng thân thuộc.

Bà ơi, cũng vì bà.

Vì tiếng gà tục tác.

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

  • Điệp ngữ “vì”

  • Nó có tác dụng chỉ ra nguyên nhân người chiến sĩ phải cầm súng chiến để bảo vệ tổ quốc.

IV. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ

CH1

CH2: 

- Chữ Hán: 

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

- Chữ Nôm:

Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Du)

Quan Âm Thị Kính (Nguyễn Huy Tự)

- Chữ Quốc ngữ: Quan quang Nam Việt


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 2 cánh diều, soạn Văn 9 tập 2 cánh diều trang 127, soạn Văn 9 tập 2 CD trang 127

Bình luận

Giải bài tập những môn khác