Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN 1: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. 

- Nhận xét, đánh giá được tính đúng, sai của vấn đề đặt ra trong văn bản. 

- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Đọc

- Cách đọc: kết hợp hiểu biết của bản thân với căn cứ trong VB để đưa ra những điều không thể hiện tường minh trong VB.

2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà văn quê ở huyện Đông Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc. 

- Ông là một nhà mĩ học, nhà lí luận văn học hiện đại nổi tiếng. Ông đã để lại cho văn hóa Trung Quốc nói riêng và nền văn hóa nhân loại nói chung nhiều công trình đặc sắc về văn hóa, văn nghệ.

b. Tác phẩm

Tác phẩm “Bàn về đọc sách”  được in trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” tại Bắc Kinh năm 1995 và được nhà văn Trần Đình Sử dịch ra tiếng Việt.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Luận đề, luận điểm của văn bản Bàn về đọc sách

a. Luận đề: Sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

b. Luận điểm:

+ Luận điểm 1: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Luận điểm 2: Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

+ Luận điểm 3: Cách lựa chọn sách cần đọc và phương pháp đọc sách hiệu quả.

c. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản

Nội dung của phần (3) của văn bản có liên quan mật thiết với phần (1) và phần (2). Người đọc sách phải biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay thì mới có phương pháp đọc sách phù hợp nhất.

2. Lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Bàn về đọc sách

a. Lí lẽ được sử dụng trong phần (1)

- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:

+ Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại.

=> Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả đã tích lũy đó.

=> Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.

+ Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật.

=> Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ

+ Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm

⇒ Sử dụng lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc

=> Đọc sách là để nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.

b. Lí lẽ, bằng chứng trong phần (2)

- Tác giả cho rằng “sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu”, “sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng”. Để làm sáng tỏ lí lẽ này, tác giả đã đưa ra những bằng chứng:

Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.

+ Giờ đây sách dế kiếm…lối ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả.

+ Nhiều người mới học tham nhiều…thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”.

=> Bằng những so sánh cụ thể, xác thực, tác giả vừa chỉ ra những nguy hại do lối đọc sách sai lệch; vừa phân tích, lí giải những nguy hại đó một cách thuyết phục.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

2. Nghệ thuật

- Nội dung lời bàn và cách trình bày vừa đạt lý vừa thấu tình.

- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý.

- Sự kết hợp giữa lí lẽ, nhận định với kinh nghiệm, dẫn chứng thực tế.

- Giọng điệu của tác giả cùng cách viết giàu hình ảnh (đặc biệt là lối ví von thật cụ thể và thú vị).

=> Bài nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 5: Bàn về đọc sách (Chu Quang, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Bàn về đọc sách (Chu Quang, Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Bàn về đọc sách (Chu Quang

Bình luận

Giải bài tập những môn khác