Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 7 Đọc Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 7 Đọc Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tục ngữ là :

  • A. tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
  • B. một loại hình văn học dân gian. Ca dao Việt Nam rất hay và ý nghĩa, có nhiều nội dung truyền lại kinh nghiệm của cha ông ta từ xa xưa để lại, được truyền miệng từ đời này qua đời khác. 
  • C. những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • D. thành ngữ và tục  là một.

Câu 2: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

  • A. Văn bản là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết.
  • B. Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 3: Những chủ đề thể hiện trong những câu tục ngữ bao gồm:

  • A. vẻ dẹp trong văn hóa con người Việt.
  • B. tục ngữ đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.
  • C. vẻ đẹp thiên nhiên.
  • D. những lời ca cổ.

Câu 4: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu:

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi"

  • A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
  • C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
  • D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

Câu 5: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất”?

  • A. Nếu tối hôm trước sao đi mau thì hôm sau trời nắng, nếu tối hôm trước sao đi vắng thì hôm sau trời mưa.
  • B. Tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu. Còn tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết.
  • C. Nếu có loại sao mau thì trời sẽ nắng, nếu có loại sao vắng thì trời sẽ mưa.
  • D. Đây là một câu tục ngữ cổ, không rõ nghĩa.

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?

  • A. Phải trồng ba cây thì mới làm thành một ngọn núi.
  • B. Phải sống theo cách ẩn dụ.
  • C. Phải đoàn kết thì mới có sức mạnh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

  • A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
  • B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • C. Một nắng hai sương
  • D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Câu 8: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Lúa chiêm nép ở đầu bờ,/Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”?

  • A. Khuyên con người ta phải học, làm một việc gì đó phải học từ từ, từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
  • B. Khuyên bảo mọi người phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ững xử cho khôn khéo, đúng mực.
  • C. Đây là những điểm chính yếu trong cách dùng người của người xưa, phải ưu tiên cho những người ăn khoẻ, rồi đến nói giỏi, gói hàng, mở hàng nhanh.
  • D. Câu tục ngữ này là kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại: Lúa sẽ phát triển tốt nhờ sấm và những trận mưa đầu hè

Câu 9: Theo em, các câu tục ngữ có cách nói “thứ nhất, thứ nhì …” được dùng để nhấn mạnh thứ tự các yếu tố được coi là quan trọng đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai

Câu 10:Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?

  • A. Thành ngữ.    
  • B. Tục ngữ
  • C. Ca dao    
  • D. Vè

Câu 11: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”?

  • A. Trên một tấc đất, ta có thể kiếm được một tấc vàng.
  • B. Tấc đất được làm bằng vàng.
  • C. Một tấc đất đáng quý như vàng.
  • D. Người dân gian xây dựng câu này quá ngắn nên không rõ ý.

Câu 12: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?

  • A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
  • B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
  • C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
  • D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.

Câu 13: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”?

  • A. Người nuôi lợn thì nhàn nhã, thảnh thơi, không quá tất bật, hối hả như người làm nghề nuôi tằm.
  • B. Người nuôi lợn phải ăn cơm nằm, người nuôi tằm phải ăn cơm đứng.
  • C. Nuôi lợn là dấu hiệu của ăn cơm nằm, nuôi tằm là dấu hiệu của ăn cơm đứng.
  • D. Lợn nằm ăn cơm thì mới tốt còn tằm thì phải đứng ăn cơm.

Câu 14: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?

  • A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động
  • B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.
  • C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 15: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”?

  • A. Cái răng, cái tóc là ở góc con người.
  • B. Câu tục ngữ tuy muốn nói về cái đẹp ngoại hình của con người nhưng lại chú trọng việc đề cao cách ăn mặc. 
  • C. Phần góc con người được tạo nên bởi cái răng và cái tóc.
  • D. Câu tục ngữ này đa nghĩa.

Câu 16: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?

  • A. nghĩa đen.
  • B. Nghĩa bóng
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 17: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúaa”?

  • A. Một mặt người được tính bằng mười mặt của thứ gì đó.
  • B. Ngụ ý cách so sánh trong toán học.
  • C. Một con người có giá trị gấp mười lần đồ vật.
  • D.  Câu tục ngữ trên đúc kết kinh nghiệm là: Trong cuộc sống này, con người dù làm việc gì, cũng phải làm thật cẩn thận, làm kỹ càng để công việc thu lại được tốt đẹp. Và làm gì ta cũng phải nghĩ đến hậu quả, để từ đó suy xét mà làm cho tốt. 

Câu 18: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?

  • A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
  • C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
  • D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

Câu 19: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”?

  • A. Hãy yêu thương, quý trọng mọi người như cách ta vẫn làm với chính mình.
  • B. Người bị thương thì ta cũng bị thương.
  • C. Thương người tồn tại ở dạng thể thương thân
  • D. Câu tục ngữ quá nhiều nghĩa.

Câu 20: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” ?

  • A. Phê phán hiện tượng lãng phí đất
  • B. Đề cao giá trị của đất ở một vùng đất được ưu đãi về thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn.
  • C. Cổ vũ mọi người khai thác các nguồn lợi từ đất một cách bừa bãi
  • D. Kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và bảo vệ đất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác