Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 3 Đọc Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 3 Đọc Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen là ai?

  • A. Hoàng Tiến Tựu
  • B. Trần Thị An
  • C. Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • D. Ngô Tất Tố

Câu 2: Tên văn bản là do ai đặt?

  • A. Tác giả
  • B. Vợ tác giả
  • C. Người biên soạn
  • D. Chủ biên 

Câu 3: Đâu là năm sinh năm mất của tác giả?

  • A. 1933-1997
  • B. 1933-1998
  • C. 1933-1999
  • D. 1933-1990

Câu 4: Nhận định sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng:

- Văn học dân gian Việt Nam
- Bình giảng ca dao
- Bình giảng truyện dân gian

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Văn bản trích trong tác phẩm nào?

  • A. Bình giảng ca dao
  • B. Bình giảng thơ
  • C. Nghị luận về truyện ngắn
  • D. Văn chương Việt Nam

Câu 6: Văn bản thuộc thể loại gì?

  • A. Nghị luận văn học
  • B. Thuyết minh
  • C. Nghị luận xã hội
  • D. Truyện ngắn

Câu 7: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?

  • A. Tự sự kết hợp biểu cảm và miêu tả
  • B. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả
  • C. Miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm
  • D. Thuyết minh kết hợp tự sự và miêu tả

Câu 8: Có thể chia văn barnt hành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Tác giả quê ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Hà Nam
  • C. Thanh Hóa
  • D. Nam Định

Câu 10: Ngoài làm nhà văn, tác giả văn bản còn làm cái gì?

  • A. Tiến sĩ
  • B. Thạc sĩ
  • C. Giảng viên
  • D. Giáo sư – Chủ nhiệm khoa – Hiệu trưởng

Câu 11: Nội dung chính của phần 1 là gì?

  • A. Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • B. Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
  • C. Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 12: Nội dung chính của phần 2 là gì 

  • A. Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • B. Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
  • C. Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 13: Nội dung phần cuối của văn bản là gì?

  • A. Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • B. Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
  • C. Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 14: Mục đích của tác giả khi viết văn bản là gì?

  • A. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen
  • B. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao
  • C. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của bài ca dao
  • D. Nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp văn chương Việt Nam

Câu 15: Phần nêu vấn đề, tác giả đã đưa ra ý kiến gì?

  • A. Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách tài tình, khéo léo (3 câu thơ đầu trong bài ca dao)
  • B. Những triết lí sống sâu sắc (câu thơ cuối)
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 16: Tìm bằng chứng tác giả văn bản đưa ra để khẳng định ý kiến: Ở câu thứ hai tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

  • A. Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí
  • B. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen
  • C. Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 17: : Theo Hoàng Tiến Tựu, bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến mức độ nào trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí?

  • A. Bình thường
  • B. Trung bình
  • C. Xuất sắc
  • D. Hoàn mĩ hiếm có

Câu 18: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen có vị trí đặc biệt, vì sao?

  • A. Vì đó là câu chuyển
  • B. Vì đó là câu thực
  • C. Vì đó là câu tả
  • D. Vì đó là câu kết

Câu 19: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?

  • A. Lòng nhân hậu của con người Việt Nam
  • B. Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam
  • C. Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam
  • D. Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam

Câu 20: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ nhất “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định điều gì?

  • A. Sự khéo léo, tài tình
  • B. Hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí
  • C. Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
  • D. Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác