Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 2 Đọc Những cái nhìn hạn hẹp (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 2 Đọc Những cái nhìn hạn hẹp phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Truyện ngụ ngôn là:
A. Hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sông, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.
- B. Một khái niệm không được định nghĩa rõ ràng.
- C. Truyện văn xuôi có số lượng trang lớn, miêu tả một chuỗi sự kiện hoặc nhân vật phát triển phức tạp trong một không gian và thời gian tương đối lớn.
- D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 2: Đặc điểm của truyện ngụ ngôn là gì?
- A. Thường ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.
- B. Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật được nhân hóa.
- C. Thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 3: Truyện cười là gì?
- A. Truyện cười là truyện kể về những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội
B. Kể về những thói hư tật xấu trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười mua vui, hoặc tạo ra lời khuyên răn, bài học
- C. Kể về thói hư, tật xấu cười cho thỏa thích
- D. Đả kích những chuyện đáng cười
Câu 4: Truyện ngụ ngôn là truyện nêu kinh nghiệm sống, đưa ra triết lí đạo đức, quan niệm ứng xử, đúng hay sai?
A. Đúng
- B. Sai
Câu 5: Lí do nào mà Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung?
- A. Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
- B. Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
- C. Êch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
- A. Truyền thuyết.
- B. Thần thoại.
- C. Truyện cổ tích.
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 7: Truyện nào dưới đây không phải là truyện ngụ ngôn?
- A. Thầy bói xem voi.
B. Tấm Cám.
- C. Đeo nhạc cho mèo.
- D. Ếch ngồi đáy giếng,
Câu 8: Trong truyện, thực chất ếch là con vật như thế nào?
- A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.
- B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
- C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.
D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.
Câu 9: Trong truyện Êch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?
- A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.
- B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.
C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.
- D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.
Câu 10: Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?
- A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.
- B. Ếch bị một con voi giẫm chết,
- C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.
D. Ếch chết dưới chân một con trâu
Câu 11: Bài học nào không chính xác từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng gợi ra?
- A. Thế giới là vô cùng rộng lớn, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- B. Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt.
C. Không nên tham lam những thứ không phải của mình
- D. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị, tìm hiểu để thích nghi
Câu 12: Trong dân gian, thầy bói là những người:
- A. Chuyên đi ăn xin
- B. Chuyên làm nghề bốc thuốc đông y
C. Chuyên đoán việc lành dữ cho mọi người.
- D. Chuyên viết thư pháp trên phố.
Câu 13: Câu: “Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào” chỉ điều gì?
- A. Từ trước đến giờ các thầy bói chưa xem bói cho voi.
B. Các thầy bói đều có chung khuyết tật là bị mù.
- C. Từ trước đến giờ các thầy chưa nhìn thấy voi.
- D. Các thầy cho rằng voi là con vật chỉ có trong tưởng tượng.
Câu 14: Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?
- A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.
- B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.
C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.
- D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.
Câu 15: Nguyên nhân sâu xa của việc tranh cãi của năm ông thầy bói?
- A. Do các thầy không có chung ý kiến
- B. Do xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật
C. Do không hiểu biết, không chịu lắng nghe ý kiến của người mọi người xung quanh
- D. Do các thầy không nhìn thấy
Câu 16: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?
A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.
- B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng,
- C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.
- D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.
Câu 17: Nguyên nhân nào dẫn tới cả năm thầy bói xô xát, đánh nhau?
- A. Do các thầy đều chỉ sờ một bộ phận nhưng đánh giá chủ quan
- B. Do các thầy đều cho rằng mình đúng
- C. Do các thầy không chịu lắng nghe ý kiến của nhau
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Truyện Thầy bói xem bói khuyên chúng ta bài học gì?
- A. Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.
- B. Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ cá nhân.
- C. Mọi sự việc cần suy nghĩ kĩ càng, không nên vội vàng, phiến diện.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 19: Truyện Thầy bói xem voi khuyên chúng ta điều gì?
- A. Luôn học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân, nhằm tránh rơi vào tình trạng thầy bói xem voi.
B. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào đó một cách chính xác cần xem xét chúng một cách toàn diện.
- C. Không nên có tính ganh ghét lẫn nhau.
- D. Không nên dùng lời của những thầy bói để xem xét, đánh giá sự vật.
Câu 20: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
- A. Kể chuyện
- B. Thể hiện cảm xúc
C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
- D. Truyền đạt kinh nghiệm
Xem toàn bộ: Soạn bài 2 Đọc Những cái nhìn hạn hẹp
Bình luận