Đáp án Ngữ văn 7 chân trời bài 2 Đọc Những cái nhìn hạn hẹp
Đáp án bài 2 Đọc Những cái nhìn hạn hẹp. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP
Câu 1: Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.
Đáp án chuẩn:
Em thấy đám mây chuyển động và hình dạng của chúng cũng khác nhau.
Câu 2: Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?
Đáp án chuẩn:
Em hình dung những ông thầy bói ngày xưa mù, hay đeo cặp kính tròn, mặc bộ áo dài màu đen kèm chiếc gậy.
Câu 1: Do đâu mà chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể"?
Đáp án chuẩn:
Chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" và mình "là chúa tể" vì sống dưới giếng, nó chỉ nhìn thấy trời như một vùng không gian hẹp hòi và nó tự cho mình là chúa tể khi xung quanh chỉ có những con vật nhỏ bé như nhái, cua, ốc. Khi nó kêu lớn làm vang động cả giếng, các con vật kia đều sợ hãi.
Câu 2: "Xem voi" mà chỉ dùng tay "sờ" thì kết quả sẽ như thế nào?
Đáp án chuẩn:
- Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa.
- Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn.
- Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc.
- Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình.
- Thầy sờ đuôi: tùn tũn như cái chổi sể cùn.
=> Không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng nên đã xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Câu 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản.
Đáp án chuẩn:
+ Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống trong một cái giếng lâu ngày, chỉ có nhái, cua, ốc xung quanh, chúng sợ tiếng kêu của ếch. Ếch cho rằng mình là vị chúa tể và coi trời như một cái vung. Khi năm trời mưa to ngập giếng, ếch bị đưa ra ngoài và bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
+ Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan để xem con voi. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi: ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chừ như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
- Đề tài của hai văn bản:
+ Ếch ngồi đáy giếng: tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân.
+ Thầy bói xem voi: Để biết rõ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Câu 2: Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
Đáp án chuẩn:
- Tình huống trong Ếch ngồi đáy giếng: Ếch sống lâu ngày dưới đáy giếng và cho rằng trời chỉ là một cái vung con, coi mình như vị chúa tể. Cuộc sống xung quanh chỉ có những con vật nhỏ bé như nhái, cua, ốc. Khi ếch kêu, tiếng vọng của nó làm cho các con vật khác hoảng sợ.
- Tình huống trong Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền để xem con voi, nhưng mỗi ông lại sờ một bộ phận khác nhau của voi. Họ không đồng ý về hình thù của con voi và cuối cùng cãi nhau đánh nhau, dẫn đến kết cục thương tâm.
Câu 3: Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
Đáp án chuẩn:
- Nhân vật con ếch: tự cao, tự đại, ngạo nghễ và không biết giá trị của bản thân mình.
- Nhân vật năm ông thầy bói: chủ quan, bảo thủ, phiến diện, không lắng nghe ý kiến của người khác và luôn cho mình là đúng.
Câu 4: Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?
Đáp án chuẩn:
- Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, thường kiêu căng và tự mãn. Ếch trong giếng coi mình như vị chúa tể và coi thường những con vật xung quanh. Bài học là cần khiêm tốn và mở rộng kiến thức để tránh tự cao tự đại mà không căn cứ.
- Thầy bói xem voi: nên nhận định sự việc, sự vật với cách nhìn tổng thể, không nên lấy bộ phận thay cho toàn thể. Cần lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhau để đánh giá toàn diện, khách quan và chính xác hơn về mọi tình huống
Câu 5: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?
Đáp án chuẩn:
- Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là các loài vật nhưng câu chuyện dựng lên để rút ra những bài học sâu sắc về đạo đức, nhân văn, và cuộc sống.
- Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.
Câu 6: Chọn một trong hai bài tập sau:
- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).
- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...
Đáp án chuẩn:
Một số văn bản truyện ngụ ngôn:
1. Suy bụng ta ra bụng người:
Trên cây, một con quạ tha được một con chuột thối để ăn. Một con diều từ trên cao xuống bảo quạ rằng con chuột bị ngấm thuốc độc, không nên ăn. Nhưng quạ không chịu nghe và còn mắng mỏ. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.
2. Trùn và cá:
Trong câu chuyện, một con trùn bị móc vào lưỡi câu và rơi xuống nước. Một con cá lượn lại muốn cắn nó, nhưng trùn nói với cá rằng người ta bắt nó để câu cá, nếu cá cắn thì cá sẽ bị mắc câu cùng. Cá sợ hãi và bỏ đi. Người câu chờ lâu không thấy dấu hiệu gì, nghĩ rằng con mồi không nhạy nên gỡ trùn ra. Nhờ sự cứu giúp này, trùn được sống và gặp lại cá. Cá cảm ơn trùn, nhưng trùn cũng cảm ơn cá vì nhờ cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ trùn ra và trùn có cơ hội sống tiếp.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận