Đáp án Ngữ văn 7 chân trời bài 3 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm Văn học
Đáp án bài 3 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm Văn học. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
Câu 1: Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?
Đáp án chuẩn:
Bài văn viết về nhân vật cụ Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ô-Hen-ri qua những đặc điểm: bác họa sĩ già giàu lòng nhân ái, có khát vọng nghệ thuật cao đẹp.
Câu 2: Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật cần chú ý điều gì?
Đáp án chuẩn:
- Lí lẽ cần thuyết phục, xác đáng.
- Bằng chứng cần xác thực, phong phú.
- Lí lẽ, bằng chứng cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 3: Ở phần kết bài, tác giả viết đã trình bày nội dung gì?
Đáp án chuẩn:
Khẳng định lại một lần nữa về phẩm chất, con người cụ Bơ-mơn và rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống.
Câu 1: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.
Đáp án chuẩn:
O. Henry, nhà văn Mỹ nổi tiếng với những truyện ngắn về những con người nghèo khổ, bất hạnh, đã tạo nên một trong những nhân vật ấn tượng sâu sắc là Giôn-xi trong truyện "Chiếc lá cuối cùng". Giôn-xi khiến em cảm thấy khó diễn tả, vừa đáng thương lại vừa đáng trách, vừa đáng chê bai nhưng rồi lại đáng để học tập.
Sống giữa thủ đô Oa-sinh-tơn sầm uất của nước Mỹ giàu có, Giôn-xi là một họa sĩ trẻ vẽ tranh tự do, cuộc sống nghèo khó thêm khốn khó khi cô mắc bệnh sưng phổi. Giôn-xi tuyệt vọng, không muốn tiếp tục cuộc sống như vậy nữa. Sức khỏe của cô rất yếu, nhưng ý chí sống còn yếu hơn. Cô buông xuôi tất cả, đặt cả sinh mạng vào chiếc lá thường xuân, tin rằng khi chiếc lá rụng, cô sẽ chết. Mặc cho người chị Xiu chăm sóc và động viên, Giôn-xi vẫn chờ đợi cái chết trong héo mòn. Tâm hồn của cô luôn sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn. Giôn-xi và chiếc lá thường xuân liên kết với nhau, giống như sự ràng buộc giữa cô với cuộc sống và thế giới này đang lơi lỏng dần.
Tuy nhiên, nhờ cụ Bơ-men và kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" trên bức tường, tâm hồn Giôn-xi được cứu sống. Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão, và đã qua đời vì sưng phổi chỉ sau hai ngày. Nhìn thấy chiếc lá vẫn trụ vững, Giôn-xi nảy lên những suy nghĩ tích cực, nhận ra "muốn chết là một tội". Cô nhanh chóng lấy lại tinh thần, muốn sống, muốn vẽ, muốn thực hiện mơ ước. Trước đó, Giôn-xi tuyệt vọng, chán sống, nhưng sau đó, cô tràn đầy nghị lực vươn lên chống chọi bệnh tật. Tinh thần của cô đã hoàn toàn khỏe lại, sức sống dẻo dai như chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men để lại. Sự thay đổi của Giôn-xi khiến chúng ta cảm phục và học tập.
O. Henry đã rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lý của Giôn-xi, thể hiện đầy đủ và sâu sắc những cung bậc cảm xúc, ý nghĩ và sự thay đổi của cô. Giôn-xi từ chỗ tuyệt vọng chờ chết đã tìm lại niềm vui, hy vọng sống và sáng tác nghệ thuật, thực hiện mơ ước của mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận