Đáp án Ngữ văn 7 chân trời bài 2 Đọc Những tình huống hiểm nghèo

Đáp án bài 2 Đọc Những tình huống hiểm nghèo. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: NHỮNG TÌNH HUỐNG HIỂM NGHÈO

Câu 1: Theo em, một người bạn tốt có những đức tính gì?

Đáp án chuẩn:

Đáng tin cậy, tôn trọng bạn, không phát xét, đố kị, chân thành và trung thực.

Câu 2: Trong trường hợp nào thì một người được xem là "kẻ mạnh"?

Đáp án chuẩn:

Họ cảm thấy tự tin, biết điểm mạnh của mình để phát huy.

Câu 1: Sự kiện nào trong truyện làm em bất ngờ?

Đáp án chuẩn:

Câu Đáp án chuẩn của người bạn giả chết nói với người bạn trèo lên cây, bỏ mặc mình.

Câu 2: Lời lẽ của sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

Không có tính thuyết phục bởi mỗi lần chó sói kể ra tội của chiên con, thì đều được chiên con đối đáp lại hợp lý.

Câu 3: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

Đáp án chuẩn:

Ăn được chiên con.

Câu 1: Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con  theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian được miêu tả trong hai văn bản.

VĂN BẢN: NHỮNG TÌNH HUỐNG HIỂM NGHÈO

Đáp án chuẩn:

Tên văn bản

Từ ngữ chỉ không gian

Từ ngữ chỉ thời gian

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Rừng

Tình cờ, bấy giờ

Chó sói và chiên con

Dòng suối, rừng sâu

Năm ngoài, hiện

 

Câu 2: Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Đáp án chuẩn:

- Truyện Hai người bạn đồng hành và con sói: Khi con gấu xuất hiện, người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết, và con gấu không ăn anh ta. Qua tình huống này, ta thấy được tính cách của người bạn là hèn nhát, bỏ rơi bạn khi gặp hoạn nạn.

- Truyện Chó sói và chiên con: Khi chó sói gặp chiên con, lợi dụng hoàn cảnh tình thế có lợi, nó coi mình là kẻ mạnh và đưa ra những lý lẽ để đạt được mục đích là ăn chiên con. Qua tình huống này, ta thấy được tính cách của chó sói là máu lạnh, dùng "mưu hèn kế bẩn".

Câu 3: Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu.

Đáp án chuẩn:

Truyện kể về hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện, người thứ nhất trèo lên cây bỏ bạn lại. Người còn lại giả vờ chết và con gấu không ăn anh ta. Khi con gấu bỏ đi, người bạn trên cây trèo xuống và hỏi: "Nó đã nói gì với anh vậy?" Người kia Đáp án chuẩn: "Nó nói với tôi rằng đừng bao giờ đồng hành với kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn’’.

Câu 4: Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào? 

Đáp án chuẩn:

- Khi thấy chiên đang uống nước tại dòng suối, sói thét vang dữ dội rằng sao dám cả gan vục mõm vào nước uống của nó. Chiên đáp rằng nước nó uống cách xa nơi sói hai chục bước.

- Sói tiếp tục kiếm chuyện nói năm ngoái chiên con nói xấu nó. Chiên đáp khi đó nó chưa ra đời.

- Sói đổ lỗi tiếp cho anh em nhà chiên. Chiên đáp rằng nó không có anh em.

- Sói bực tức lôi cả mống nhà chiên ra nói cần phải báo thù. Vừa dứt lời, sói nhai chọn con chiên nhỏ.

=> Qua đó, ta thấy được đặc điểm tính cách của hai nhân vật: chó sói mưu mô, xảo quyệt còn chiên con thì ngây thơ.

Câu 5: Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.

Đáp án chuẩn:

 

Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

Truyện Chó sói và chiên con

Đề tài

Chỉ khi gặp hoạn nạn thì ta mới biết được người bạn đích thực sẽ là người ở lại giúp đỡ ta

Người yếu và kẻ mạnh

Bài học

Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn. Vì không có người bạn thật sự nào mà lại bỏ lại bạn bè của mình trước khó khăn, hoạn nạn

Truyện Chó sói và chiên con: Hãy sử dụng trí thông minh, và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo, không nên nói lý lẽ với những kẻ ác

 

Câu 6: Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Đáp án chuẩn:

Trong hai văn bản, em thích "Chó sói và chiên non" hơn vì câu chuyện được chuyển thể sang thơ làm cho nó lôi cuốn hơn. Cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên gợi lên nhiều ý nghĩa và tính triết lý. Từ đó, em rút ra bài học rằng khi đối mặt với kẻ xấu và mưu mô, ta nên sử dụng trí thông minh để đối phó, và phải có cách đặc biệt nếu họ không chịu nghe lý lẽ để tránh nguy hiểm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác