Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 2: Đọc Những tình huống hiểm nghèo

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 2: Đọc Những tình huống hiểm nghèo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Ê-dốp (Aesop)

- Ê-dốp (620 – 560 TCN). Sống ở Hy Lạp cổ đại.

- Khi còn trẻ, ông đã từng đi chu du khắp nơi.

- Ê-dốp không viết truyện ngụ ngôn của mình ra giấy, sau mỗi chuyến đi ông lại kể cho mọi người xung quanh những câu chuyện vô cùng thú vị. Ngụ ngôn Ê-dốp chính là tập hợp những câu chuyện do mọi người kể lại.

b. La Phông-ten (La Fontaine)

- La Phông-ten (1621 – 1695), sinh tại Sa-to Chi-e-ri trong một gia đình không có ai theo nghệ thuật. Bố ông làm nghề quản lý rừng. Tuổi thơ sống thiếu đi tình cảm người mẹ bởi mẹ mất sớm, ông được hưởng sự giáo dục tự do và kiến thức sâu rộng của người bố.

- Là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng bậc nhất của Pháp.

- Ông sáng ở nhiều thể loại khác nhau như truyện, thơ, tiểu thuyết, kịch…

- Không chỉ là nhà sáng tác văn học tài ba mà ông còn là một người cực kì uyên bác cả về thiên nhiên, văn hóa và xã hội.

- Văn phong của La Phông-ten giàu chất thơ, đầy tính dí dỏm và mang hàm súc đa tầng nghĩa.

- Thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:

+ Tiêu biểu cho bút pháp của ông vừa sâu sắc, nhẹ nhàng, linh hoạt lại uyên bác nhưng cũng đầy tính hài hước, dí dỏm, có khi đầy mơ mộng và phóng túng.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn những câu thơ rất ngắn 2 hay 3 âm tiết diễn tả rất linh hoạt các tình huống khác nhau của cuộc sống.

+ Mang đậm tính dân tộc, thể hiện tình yêu của La Phông-ten đối với nước Pháp => được xem là biểu trưng của văn học Pháp.

2. Tác phẩm

- Hai người bạn đồng hành và con gấu được trích từ Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, Phạm Khải Hoàn dịch, Nguyễn Tâm giới thiệu, Đinh Huỳnh vẽ tranh, NXB Văn học, 2013.

- Chó sói và chiên con được trích từ Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, Tú Mỡ dịch, NXB Văn học, 1985.

3. Đọc, kể, tóm tắt

- Bảng so sánh đề tài, tóm tắt nội dung truyện, tình huống truyện giữa Hai người bạn đồng hành và con gấu với Chó sói và chiên con. (đính kèm bên dưới hoạt động).

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Đặc điểm nhân vật trong Hai người bạn đồng hành và con gấu

- Người đi trước:

+ Hành động:

▪       Khi gặp nguy hiểm: “ẩn mình trong đám lá”, bỏ mặc người bạn, chỉ nghĩ đến sự an toàn của mình.

▪       Khi hết nguy hiểm: trèo xuống, cười nói.

+ Lời nói, chỉ duy nhất câu: “Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?”.

=> Suy nghĩ cho bản thân, ham sống, sợ chết.

2. Đặc điểm nhân vật trong Chó sói và chiên con

- Bảng tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và nhận xét tính cách của hai nhân vật đó.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Mang những đặc trưng của thể loại truyện ngụ ngôn:

+ Hàm súc, viết bằng văn vần.

+ Nhân vật, không gian thường được gọi bằng các danh từ chung (hai người bạn, gấu, rừng, sói, chiên,…)

+ Cốt truyện thường xoay quanh một sự kiện/ một hành vi ứng xử:

▪       Hai người bạn đồng hành và con gấu: người bạn bỏ mặc bạn mình, ham sống sợ chết.

▪       Chó sói và chiên con: chó sói tìm đủ mọi cách hạch sách để ăn thịt chiên.

2. Nội dung

- Hai văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống:

+ Hai người bạn đồng hành và con gấu:

▪       “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.”

▪       Cần biết vượt lên những nỗi sợ thông thường, biết giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn.

+ Chó sói và chiên con: Hãy coi chừng, “kẻ mạnh” thường chà đạp lên chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công.

a. Bảng so sánh đề tài, tóm tắt nội dung truyện, tình huống truyện giữa Hai người bạn đồng hành và con gấu với Chó sói và chiên con

Văn bản

Khía cạnh

Hai người bạn đồng hành và con gấu

Chó sói và chiên con

Đề tài

Tình bạn, tình người.

Kẻ mạnh và chân lí.

Các sự kiện chính

1. Hai người bạn đi trong rừng.

2. Một chú gấu nhảy ra.

3. Người đi trước chạy trốn trên cây, để mặc người bạn.

4. Người còn lại giả vờ chết để gấu bỏ đi.

5. Gấu đã đi, người đi trước từ trên cây tụt xuống, cười nói hỏi thăm người kia.

6. Người kia phê phán thói bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.

1. Chiên con đang uống nước suối thì bất ngờ chó sói xuất hiện, kiếm cớ hạch sách để ăn thịt chiên.

2. Sói kết tội chiên làm đục nước; câu trả lời của chiên cho thấy lời kết tội của sói là vô lí.

3. Sói kết tội chiên nói xấu sói năm ngoái; câu trả lời của chiên cho thấy lời kết tội của sói là vu khống, bịa đặt.

4. Sói kết tội anh trai chiên đã nói xấu sói; câu trả lời của chiên cho thấy lời kết tội của sói là quàng xiên, bịa đặt và sau đó sói càng kết tội chiên, mức độ quàng xiên, bịa đặt càng tăng.

5. “Chẳng cầu đôi co”, sói tóm cổ chiên lôi vào rừng ăn thịt.

Tình huống

Sự xuất hiện bất ngờ và sự bỏ đi cũng bất ngờ của con gấu trước sự kinh hãi, ngạc nhiên của hai người bạn đồng hành (=> bộc lộ hành động “bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn” của một trong hai nhân vật).

Một con sói đang đói bụng, lại gặp chiên con ra suối uống nước, bèn bịa ra đủ các lí do để ăn thịt chiên ( => bộc lộ lối “lí sự cùn” và sự tàn ác của “kẻ mạnh”).

Tác dụng của tình huống

- Thể hiện bản chất vì mạng sống của mình bỏ mặc bạn bè của nhân vật.

- Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng rõ, thấm thía.

- Thể hiện bản chất tàn ác hành xử bất công của nhân vật chó sói.

- Làm cho bài học từ câu chuyện trở nên sáng rõ, thấm thía.

b. Bảng tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và nhận xét tính cách của hai nhân vật đó

Diễn biến

Lời chó sói

Lời chiên con

Nhận xét

1

Sao dám làm đục nguồn nước uống của mình?

Chiên đang ở phía cuối dòng không thể làm đục nước phía đầu dòng.

Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vô lí, chiên con vô tội.

2

Sao dám nói xấu sói năm ngoái?

Năm ngoái chiên chưa ra đời.

Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là bịa đặt.

3

Anh của chiên đã nói xấu sói.

Chiên không hề có anh.

Đối đáp cho thấy lời kết tội của sói là vu khống.

4

Kẻ nào đó thuộc giống nhà chiên, giống chó, giống người,… đã nói xấu sói.

(Lập tức bị sói lôi vào rừng ăn thịt, “chẳng cầu đôi co”).

Lời kết tội vu vơ cuối cùng phơi bày dã tâm, bản chất của sói.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 2 Đọc Những tình huống hiểm nghèo, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 2: Đọc Những tình huống hiểm nghèo, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc Những tình huống hiểm nghèo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác