Đáp án Ngữ văn 7 chân trời bài 4 Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
Đáp án bài 4 Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI, SỰ VIỆC
Câu 1: Bài văn trên được viết để bộc lộ cảm xúc về điều gì?
Đáp án chuẩn:
Bộc lộ cảm xúc về lễ đón giao thừa.
Câu 2: Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc.
Đáp án chuẩn:
Câu giới thiệu sự việc | Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc |
Thời gian làm xóa nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng là nới gieo cho tôi bao nhớ thương. | - Thành phố phồn hoa biết mất, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương. - Lời ca như cơn gió ngang qua đưa tâm trí tôi mơn man trở về tháng ngày của cõi nhớ.
|
Câu 3: Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc như thế nào về sự việc? Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố hỗ trợ nào?
Đáp án chuẩn:
Ở phần thân bài, người viết đã sử dụng thêm yếu tố miêu tả và tự sự để biểu lộ cảm xúc xúc động bồi hồi khi nhớ về những kí ức, lòng đầy xao xuyến, ấm áp khi được sum vầy, đoàn tụ với gia đình và lắng lại khi đến giây phút giao thừa.
Câu 4: Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày nội dung ra sao?
Đáp án chuẩn:
Ở đoạn kết bài, người viết đã lặp từ "nhớ" để nói về nỗi nhớ da diết của mình và dùng câu cảm thán ở cuối đoạn.
Câu 5: Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc?
Đáp án chuẩn:
- Giới thiệu được cảm xúc của mình khi viết về một sự việc.
- Biểu lộ được tình cảm vào trong bài, kết hợp với các yếu tố miêu tả, tự sử để lí giải cảm xúc đó.
- Khẳng định được tình cảm, cảm xúc về sự việc đó.
- Rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân.
Câu 1: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Đáp án chuẩn:
Ngày khai trường đầu tiên, một ngày khó quên với mỗi chúng ta. Đó là lúc chúng ta bước vào con đường học tập. Lớp 7, không còn lạ với không khí học đường, nhưng chiếc cặp từ chú tặng lại làm tôi nhớ về những kỷ niệm ngây thơ của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường, trong tay là món quà từ bà tôi. Thuở bé, tôi chưa thực sự hiểu ngày khai trường là gì, nhưng cảm nhận được sự quan tâm bận rộn của người lớn đã làm tôi nhận ra điều quan trọng. Bà tôi đưa tôi đi trường, và trên đường, chúng tôi qua một con sông, nơi bác lái đò đã chờ sẵn. Bác lái đò hân hoan hơn bao giờ hết, có lẽ vì ngày hôm đó, ngày tựu trường, trong lòng tôi nghĩ vậy. Đò đông đúc với các bạn học sinh và phụ huynh, mỗi người đều lo lắng. Tôi cảm nhận được tầm quan trọng của ngày này, và điều đó làm tôi bận tâm hơn. Nhưng bác lái đò nói câu chúc vui vẻ đã là động lực giúp tôi bước vào trường với tâm trạng mạnh mẽ hơn.
Tôi mạnh mẽ bước vào cánh cổng trường to lớn, xung quanh có hàng trăm bạn học sinh khác, mỗi người một cảm xúc khác nhau. Tôi thấy có bạn níu chân mẹ, có người mếu máo. Sau lưng tôi, có tiếng khóc òa, khiến tôi chạy lại bà và bật khóc. Bà lau khô nước mắt, nói những lời dỗ dành mà bố mẹ tôi thường dùng, tôi lau nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng lên, chẳng còn sợ hãi. Một cô giáo đi lại gần, và nói: "Bà cho cháu vào lớp đi. Đây là lớp của cháu." Giọng nói ấm áp, ngọt ngào như mẹ, làm tôi cảm thấy an toàn. Cô nắm tay tôi và dẫn vào lớp, mùi thơm từ tà áo dài cô lan tỏa. Với tôi, ngày khai trường đầu tiên là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ, những kỷ niệm ấy đã làm phong phú tâm hồn thơ của tôi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận