Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 1 thực hành tiếng việt (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 1 thực hành tiếng việt phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Phó từ gồm mấy loại
A. 2 loại
- B. 3 loại
- C. 4 loại
- D. 5 loại
Câu 2: Biện pháp tu từ là gì?
- A. là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác.
B. là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó.
- C. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
- D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
Câu 3: Biện pháp tu từ nhân hoá là gì?
A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
- B. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
- C. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
- D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
Câu 4: Biện pháp tu từ hoán dụ là gì?
- A. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
- B. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.
C. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
- D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.
Câu 5: Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?
A. Mùa hè sắp đến gần.
- B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
- C. Da chị ấy mịn như nhung
- D. Chân anh ta dài lêu nghêu.
Câu 6: Phó từ là gì?
A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
- B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
- C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
- D. Không xác định
Câu 7: Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”
A. Đã
- B. Chung
- C. Là
- D. Không có phó từ
Câu 8: Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?
- A. Đang
B. Bữa tối
- C. Tro tàn
- D. Đó
Câu 9: Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Đoạn văn trên có mấy phó từ?
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 10: Câu “Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…” không có mấu ? có mấy phó từ phó từ?
A. 1
- B.2
- C. 3
- D.4
Câu 11: Phó từ thường bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ trên phương diện?
- A. Quan hệ thời gian, mức độ
- B. Sự tiếp diễn tương tự
- C. Sự phủ định
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Tìm phó từ trong những trường hợp sau:
"Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh."
(Trần Hữu Thung, Lời của cây)
- A. gieo
B. chưa
- C. nằm
- D. đất
Câu 13: Tìm phó từ trong những trường hợp sau:
"Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ."
(Trần Hữu Thung, Lời của cây)
A. đã
- B. ghé
- C. thì thầm
- D. nghe
Câu 14: Tìm phó từ trong những trường hợp sau:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
(Hữu Thỉnh, Sang Thu)
A. vẫn
- B. bớt
- C. đứng tuổi
- D. bất ngờ
Câu 15: Phó từ đứng sau động từ thường bổ sung ý nghĩa về?
- A. Mức độ
- B. Khả năng
- C. Kết quả và hướng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ nghĩa gì?
- A. Quan hệ, thời gian, mức độ
- B. Sự tiếp diễn tương tự
- C. Sự phủ định, cầu khiến
D. Quan hệ trật tự
Câu 17: Tìm phó từ trong những trường hợp sau:
Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa.
A. được
- B. đoán
- C. sờ
- D. nhắm
Câu 18: Tìm phó từ trong những trường hợp sau:
Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu.
- A. kéo
B. vẫn
- C. buồn
- D. làm
Câu 19: Tìm phó từ trong những trường hợp sau:
Khi biết mọi tiếng rống lên gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.
- A. rống
B. đều
- C. lồng
- D. chạy
Câu 20: Tìm phó từ trong những trường hợp sau:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
- A. về
B. đã
- C. hình như
- D. chùng chình
Xem toàn bộ: Soạn bài 1 Thực hành tiếng việt trang 19
Bình luận