Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 1 Ông một (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 1 Ông một phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản Ông một là ai?

  • A. Vũ Hùng
  • B. Tố Hữu
  • C. Đoàn Giỏi
  • D. Hữu Thỉnh

Câu 2: Tên văn bản có phải tên tác phẩm gốc không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 3: Tên văn bản do ai đặt?

  • A. Nhóm biên soạn
  • B. Tác giả

Câu 4: Văn bản Ông một trích từ đâu?

  • A. Phía Tây Trường Sơn
  • B. Đồng chí
  • C. Trường ca mặt đường khát vọng
  • D. Thư mùa đông

Câu 5: Tác giả văn bản Ông một sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1931
  • B. 1932
  • C. 1933
  • D. 1934

Câu 6: Quê của tác giả văn bản Ông một ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Nghệ An
  • C. Huế
  • D. Đà Nẵng

Câu 7: Tác giả văn bản Ông một sinh ra một gia đình:

  • A. nho gia
  • B. viên chức nhỏ
  • C. nông dân
  • D. quý tộc

Câu 8: Thông tin sau là đúng hay sai?

Tác giả văn bản Ông một từng là phóng viên Khoa học kỹ thuật của báo Quân đội nhân dân, biên tập viên của Nhà xuất bản Ngoại văn và nhà xuất bản Văn học.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 9: Thông tin sau là đúng hay sai?

Tác giả văn bản Ông một là một cây bút chuyên viết về thiên nhiên và loài vật cho trẻ em.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản Ông một?

  • A. Mùa săn trên núi
  • B. Bầy voi đen
  • C. Sống giữa bầy voi
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 11:  Phía Tây Trường Sơn in trong tạp truyện nào?

  • A. Tắt Đèn - Ngô Tất Tố
  • B. Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Vũ Hùng 
  • C. Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng
  • D. Những Ngày Thơ Ấu - Nguyên Hồng

Câu 12: Từ khi rời căn cứ con voi trở nên thế nào?

  • A. Trở nên ủ rũ
  • B. Gầy rạc đi
  • C. “Vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu”
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 13: Con voi có mong muốn gì trong những ý dưới đây?

  • A. được trở về rừng
  • B. được đi gặp Đề đốc
  • C. làm cho người quản tượng vui
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 14: Khi được thả đi con voi có hành động gì trong những ý dưới đây?

  • A. Hàng năm khi sang thu, lại xuống làng thăm người quản tượng.
  • B. Thường lưu lại ở nhà người quản tượng vài hôm. Giúp ông đủ việc.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 15:  Lần đầu voi xuống làng có hành động gì trong những ý dưới đây?

  • A. “lồng chạy vào nhà”
  • B. “quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi”
  • C. “hít hơi cái giường cũ của người quản tượng”
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 16: Chi tiết nào dưới đây thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng?

  • A. Mặc dù được người quản tượng thả về rừng, hàng năm khi sang thu, nó đều xuống làng thăm ông, quỳ ở trước sân.
  • B. Nó luyến chủ trở về, nó giúp người quản tượng nhiều việc: cuốn các ống bắng ra sông lấy nước, lên nương lấy vòi quắp những câu gỗ mang về.
  • C. Khi người quản tượng không còn nữa, "nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi". Khi biết gọi vô ích, nó lồng chạy vào nhà, "nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ", lồng chạy như voi hoang".
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 17: Ý nào dưới đây là cách người quản tượng cư xử với con voi?

  • A. Ông để nó nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn, ngày nào cũng ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo.
  • B. Ông coi con voi như con em trong nhà.
  • C. Khi thu sang, ông biết voi nhớ rừng nên ông quyết định thả cho nó đi. Mặc dù vậy, hàng năm khi thu sang, voi lại về thăm ông, ông như trẻ lại, hớn hở đưa nó lên nương và thiết đãi nó những bữa no nê.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 18: Người quản tượng coi con voi là gì?

  • A. Công cụ kéo gỗ cho dân làng
  • B. Công cụ để cày cấy
  • C. Phương tiện đi lại
  • D. Con em trong nhà

Câu 19: Khi không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi đã phản ứng như thế nào?

  • A. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi; Nó chạy khắp làng tìm chủ
  • B. Nó lồng chạy vào nhà ông quản trượng
  • C. Nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Tình cảm của con voi với Đề Đốc?

  • A. Quyến luyến, nhớ nhung
  • B. Ủ rũ, buồn bã
  • C. Không muốn xa
  • D. Là nguồn an ủi

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác