Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc kết nối Ông Một

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc kết nối Ông Một. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Vũ Hùng (1931), sinh tại làng Láng, (Cầu Giấy, Hà Nội) trong một gia đình viên chức nhỏ.

- Là cựu học sinh trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An) và Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Nhập ngũ năm 1950 khi đang học năm thứ hai chuyên khoa toán.

- Từng là phóng viên Khoa học kỹ thuật của báo Quân đội nhân dân, biên tập viên của Nhà xuất bản Ngoại văn và nhà xuất bản Văn học.

- Nguyên là Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế - Bộ Văn hóa.

- Năm 1989, ông định cư tại Pháp. Đến tháng 5/2014, ông trở về Việt Nam sinh sống.

- Là một cây bút chuyên viết về thiên nhiên và loài vật cho trẻ em.

- Hai lần nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm

- Cuốn sách đầu tay: Mùa săn trên núi (1961).

- Ông đã viết hơn 40 cuốn sách cho thiếu nhi, trong đó nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.

- Cuốn Sao sao (1982) và cuốn Sống giữa bầy voi (1986) đã giúp Vũ Hùng được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng 2 lần.

- Một số tác phẩm viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi… được nhiều độc giả yêu thích như: Mùa săn trên núi, Sống giữa bầy voi, Giữ lấy bầu mật, Sao sao, Chú ngựa đồng cỏ, Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Bầy voi đen, Con voi xa đàn, Con culi của tôi, Vườn chim,…

3. Văn bản Ông Một

- Được trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Vũ Hùng (NXB Kim Đồng, 2020).

- Nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Tình cảm của con voi đối với con người

a. Đối với Đề đốc Lê Trực

- Từ khi rời căn cứ:

+ Trở nên ủ rũ

+ Gầy rạc đi

+ “Vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu”

=> Nhớ Đề đốc, muốn được gặp lại và sống đời chiến trận.

b. Đối với người quản tượng

- Từ ngày rời căn cứ:

+ Giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ => tốt bụng, tình nghĩa.

+ Cố ăn suốt mùa hè theo lời khuyên của người quản tượng => Nghe lời, muốn bản thân được trở về rừng, được đi gặp Đề đốc và muốn làm cho người quản tượng vui.

- Khi được thả đi:

+ Hàng năm khi sang thu, lại xuống làng thăm người quản tượng.

+ Thường lưu lại ơ nhà người quản tượng vài hôm. Giúp ông đủ việc.

=> Ghi nhớ, quý mến, tình nghĩa.

- Khi người quản tượng đã qua đời:

+ Lần đầu voi xuống làng: “quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi”, “lồng chạy vào nhà”, “hít hơi cái giường cũ của người quản tượng”, “buồn bã đi ra”, “chạy khắp làng tìm chủ”, không ăn mía các bô lão mang đến, “cứ lồng chạy như voi hoang”.

+ Từ đó, mấy năm mới lại xuống làng một lần; “trở nên lặng lẽ”, “tha thẩn”, “vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thần bỏ đi”.

=> Tình cảm sâu sắc.

Nhận xét: Con voi là một con vật, nhưng có tình cảm sâu sắc, gắn bó, tha thiết với con người.

2. Tình cảm, cách cư xử của người quản tượng và dân làng đối với con voi

a. Tình cảm và cách cư xử của người quản tượng đối với voi con

- Cách xưng hô: Ta – em => Tình cảm, coi con voi như con người.

- Hành động:

+ Vỗ cho voi ăn để thả nó về rừng dù nó là nguồn an ủi của ông lúc sa cơ vì ông hiểu lòng con voi (“Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi. Còn nó, nó phải được tự do”).

=> Yêu thương và vị tha.

+ Trồng sẵn cho nó một nương ngô => Tin tưởng rằng con voi sẽ quay trở lại.

+ Khi con voi quay về thăm người quản tượng:

▪       Hớn hở: vui mừng lộ rõ ở nét mặt tươi tỉnh.

▪       Dẫn nó đi tắm => Hành động chăm sóc.

▪       Đưa nó lên nương để thết đãi nó những bữa no nê => Hiểu voi và hào phóng.

b. Tình cảm và cách cư xử của dân làng đối với con voi

- Cách xưng hô: gọi voi là Ông Một.

- Khi con voi trở về thăm người quản tượng và thăm làng:

+ Nô nức cùng người quản tượng ra đón ở tận đầu làng

+ Nhà quản tượng: tưng bừng và chật ních (tưng bừng: ồn ào, náo động, nhộn nhịp, vui vẻ; chật ních: đông kín người).

▪       Lũ trẻ: kéo đến xúm xít dưới chân voi

▪       Các bô lão: lại như xưa, đem đến cho nó đủ thứ quà (lại như xưa: trước sau vẫn đều yêu quý, chào đón voi).

=> Quý mến, tôn trọng, chào đón.

- Khi người quản tượng đã mất: Các bô lão mang mía đến cho nó để quan tâm, dỗ dành => Sự thấu hiểu và yêu thương.

3. Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên

- Con người đối với thế giới tự nhiên: tôn trọng, yêu mến, thấu hiểu.

- Thế giới tự nhiên đối với con người: tình cảm, gắn bó.

=> Mối quan hệ bền vững, tôn trọng, thấu hiểu, gắn bó, tình cảm.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Nói về tình cảm của con người và con vật đối với nhau mà cụ thể ở đây là người quản tượng, dân làng với con voi (được người dân coi trọng gọi là ông Một).

2. Nghệ thuật

- Kể chuyện theo trình tự thời gian => dễ nắm bắt.

- Miêu tả nhân vật cụ thể, sinh động.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 1 Đọc kết nối Ông Một, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc kết nối Ông Một, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc kết nối Ông Một

Bình luận

Giải bài tập những môn khác