Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 cánh diều bài 1 Người đàn ông cô độc giữa rừng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 1 Người đàn ông cô độc giữa rừng phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Đoàn Giỏi
  • B. Tố Hữu
  • C. Ngô Tất Tố
  • D. Nguyễn Nhật Ánh

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả văn bản là:

  • A. 1925-1957
  • B. 1925-1958
  • C. 1925-1959
  • D. 1925-1950

Câu 3: Quê quán của tác giả Đoàn Giỏi là ở đâu?

  • A. Tiền Giang
  • B. Bình Thuận
  • C. Cà Mau
  • D. Bắc Giang

Câu 4: Tác giả văn bản xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A. Quý tộc
  • B. Tri thức
  • C. Địa chủ lớn
  • D. Nông dân

Câu 5: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miên Nam.

Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1956 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Bút danh khác của tác giả văn bản là:

  • A. Nguyễn Phú Lễ
  • B. Nguyễn Hoài
  • C. Huyền Tư
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7: Văn bản "Người đàn ông cô độc giữa rừng" được trích từ đâu?

  • A. Cuộc truy tầm kho vũ khí 
  • B. Hoa hướng dương 
  • C. Đất rừng phương Nam
  • D. Đường về gia hương

Câu 8: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản?

  • A. Cuộc truy tầm kho vũ khí 
  • B. Đường về gia hương 
  • C. Cá bống mú 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 9: Thể loại của văn bản là gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Truyện dài
  • D. Bút kí

Câu 10: Bối cảnh văn bản là ở đâu?

  • A. Tây Nam Bộ
  • B. Tây Bắc
  • C. Miền Nam
  • D. Đồng bằng Bắc bộ

Câu 11: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  • A. Tự sự kết hợp miêu tả
  • B. Tự sự kết hợp biểu cảm
  • C. Tự sự kết hợp nghị luận
  • D. Tự sự kết hợp thuyết minh

Câu 12: Văn bản sử dụng ngôi kể nào?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ ba
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 13: Có thể chia văn bản thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 7

Câu 14: Nội dung phần 1 của văn bản là gì?

  • A. An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.
  • B. Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng.
  • C. Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.
  • D. Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

Câu 15: Nội dung phần 2 của văn bản là gì?

  • A. An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.
  • B. Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng.
  • C. Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.
  • D. Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

Câu 16: Nội dung phần 3 của văn bản là gì?

  • A. An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.
  • B. Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng.
  • C. Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.
  • D. Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

Câu 17: Nội dung phần 4 của văn bản là gì?

  • A. An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.
  • B. Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng.
  • C. Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.
  • D. Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

Câu 18: Nhận xét sau là đúng hay sai?

Văn bản ca ngợi chú Võ Tòng với phẩm chất hiền lành, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ. Mang trong mình phẩm chất của một người anh hùng sẵn sàng hi sinh, xả thân vì đất nước.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 19: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách, phẩm chất nhân vật.
  • B. Tác giả đã sử dụng những ngôn từ địa phương, đặc trưng của mảnh đất miền Tây Nam Bộ, giúp bài văn sinh động hấp dẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hóa vùng miền.
  • C. Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất (theo lời kể của cậu bé An) sang ngôi kể thứ ba, giúp câu chuyện thu hút, hấp dẫn, phù hợp hơn.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 20: Tính cách của Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng?

  • A. Gan dạ
  • B. Thân thiện
  • C. Bộc trực
  • D. Cả 3 đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác