Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Đoàn Giỏi

- Năm sinh – năm mất: 1925 – 1989

- Quê quán: Tiền Giang

- Nhân vật chính: Mon, Men.

2. Tác phẩm

- Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.

- Văn bản trích Người đàn ông cô độc giữa rừng được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957).

3. Đọc văn bản

- Thể loại: tiểu thuyết

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1: Từ đầu… mới tìm ra lửa vậy: Hoàn cảnh gặp gỡ Võ Tòng

+ Phần 2: Tiếp…nói một cách chắc chắn như vậy: Lai lịch của Võ Tòng

+ Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay Võ Tòng

- Nội dung: Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa An và tía nuôi với chú Võ Tòng ở căn lều của chú giữa rừng U Minh.

- Nhân vật: Đoạn trích có các nhân vật An, tía nuôi của An, chú Võ Tòng Trong đó, chú Võ Tòng là nhân vật chính.

- Nhan đề của văn bản gợi lên hình ảnh chú Võ Tòng – người đàn ông sống một mình trơ trọi giữa rừng.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Bối cảnh

- Thời gian: nửa đêm lúc về sáng.

+ Ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến.

+ Bên ngoài, trời rạng dần.

- Không gian: hoang vắng.

+ Tiếng con vượn bạc má kêu “ché… ét, ché… ét”, ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa người

+ Bậc gỗ trơn tuột.

+ Một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít…

+ Một làn khói hăng hắc màu xanh bay ra từ chiếc nồi dậy kín vung sôi “ùng … ục…”

Nổi bật lên trong khung cảnh hoang dã, heo hút, rờn rợn, nằm sâu trong rừng U Minh là hình ảnh ông Hai bán rắn (tía nuôi An), chú Võ Tòng và An – những con người chung chí hướng, lí tưởng.

2. Nhân vật chú Võ Tòng

- Nhân vật Võ Tòng hiện lên qua lời kể của chú bé An, qua lời nhận xét của má nuôi An và qua các lời nói, hành động, cử chỉ của chính mình.

- Ngoại hình: Trang phục giống lính Pháp, vẻ ngoài có phần bặm trợn, bụi bặm khiến lần đầu gặp An đã sợ chú Võ Tòng nhưng cũng có phần gần gũi, thoải mái.

- Lai lịch: bí ẩn

- Tính cách:

+ Trước khi đi tù, Võ Tòng là người hiền lành, yêu thương vợ, cương trực, khẳng khái.

+ Sau khi đi tù về và vào rừng ở: giỏi võ, mạnh mẽ, chất phác, thật thà, hào hiệp sẵn sàng giúp đỡ người khác

=> Không ai rõ lai lịch của chú Võ Tòng nhưng chú Võ Tòng là người tốt bụng, giỏi võ, trượng nghĩa, dũng cảm.

- Tên gọi: Võ Tòng

=> Tên mọi người đặt cho sau lần chú giết hổ. Cái tên được lấy trong tiểu thuyết cổ điển phương Đông.

- Hành động:

+ Lời nói với An -  thân mật, suồng sã; với tía nuôi An thân tình nhưng vẫn thể hiện sự lễ độ.

+ Gần gũi có phần suồng sã: Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em…

+ Thể hiện sự dũng cảm, hiên ngang nhưng xen trong đó là nỗi đượm buồn chua chát.

+ Lời nói thẳng thắn, bộc trực, thể hiện tình cảm trực tiếp.

+ Cách uống rượu: uống bằng bát

=> Chú Võ Tòng là con người cô độc, “kì hình dị tướng” nhưng mang những phẩm chất tốt đẹp, cương trực, dũng cảm, kiên trung, anh hùng, căm thù giặc. Đoàn Giỏi đã thành công khắc họa một nhân vật vừa thực vừa ảo, vừa mang nét phương Tây, vừa mang nét phương Đông.

- Việc kết hợp lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba không chỉ làm cho việc kể chuyện được linh hoạt hơn mà còn giúp cho việc khắc họa chân dung, tính cách nhân vật Võ Tòng được khách quan, chân thực

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người Nam Bộ trong thời kì đất nước bị xâm chiếm.

2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị.

- Miêu tả tính cách nhân vật qua ngoại hình, hành động.

- Sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CD bài 1 Người đàn ông cô độc giữa rừng, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng, Ôn tập văn 7 cánh diều bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác