Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện ngắn Lão Hạc:

  • A. Số phận đau thương, phẩm chất cao quý của người nông dân.
  • B. Giá trị của miếng ăn trong lúc đói.
  • C. Nỗi buồn của con người vì thất hứa với 1 con vật.
  • D. Cảnh gia đình ly tán vì nạn đói.

Câu 2: Trong tác phẩm Lão Hạc con trai lão Hạc đi phu vì:

  • A. Vì muốn đổi đời nhanh chóng.
  • B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ.
  • C. Vì quá nghèo túng.
  • D. Vì cãi nhau với cha.

Câu 3: Vì sao Lão Hạc phải bán đi cậu Vàng?

  • A. Vì sợ kẻ trộm đánh bả.
  • B. Vì lão chán không muốn nuôi con chó nữa.
  • C. Vì con chó ăn quá nhiều.
  • D. Vì nếu nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của lão Hạc là:

  • A. Lão ăn phải bả chó.
  • B. Lão ân hận vì chót lừa cậu Vàng.
  • C. Lão vô cùng thương con.
  • D. Lão bị bệnh.

Câu 5: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:

“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [...] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

  • A. Sự yếu đuối của lão Hạc.
  • B. Sự già nua của lão Hạc.
  • C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc.
  • D. Sự cực khổ của lão Hạc.

Câu 6: Xác định tình huống truyện của tác phẩm Lão Hạc?

  • A. Con trai lão Hạc phải đi phu.
  • B. Lão Hạc bán đi con chó Vàng.
  • C. Cuộc trò chuyện giữa Lão và ông giáo.
  • D. Lão Hạc tự tử.

Câu 7: Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?

  • A. Thơ.
  • B. Tiểu thuyết.
  • C. Truyện ngắn.
  • D. Tùy bút.

Câu 8: Tập Nắng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1937.
  • B. 1938.
  • C. 1941.
  • D. 1942.

Câu 9: Âm thanh nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

  • A. Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại.
  • B. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
  • C. Tiếng muỗi vo ve.
  • D. Tiếng đoàn tàu.

Câu 10: Đáp án nào không phải giá trị nội dung của truyện ngắn hai đứa trẻ?

  • A. Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng tháng Tám.
  • B. Trân trọng mong ước của những kiếp người nghèo khổ về cuộc sống tươi sáng hơn.
  • C. Qua tác phẩm, Thạch Lam phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn người nghèo khổ vào bước đường cùng.
  • D. Tác phẩm tái hiện cuộc sống nghèo khổ, tẻ nhạt của những người nghèo khổ ở phố huyện.

Câu 11: Khi phố bóng tối bao trùm, phố huyện nghèo xuất hiện thêm những nhân vật nào?

  • A. Gia đình bác phở Siêu.
  • B. Bà cụ Thi điên.
  • C. Mẹ con chị Tí.
  • D. Mẹ Liên.

Câu 12: Tâm trạng của Liên khi nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại?

  • A. Buồn man mác.
  • B. Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
  • C. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.
  • D. Liên lặng theo mơ tưởng về cuộc đời mình.

Câu 13: Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào?

  • A. Đối tập tương phản.
  • B. Nhân hóa.
  • C. So sánh.
  • D. Tả cảnh ngụ tình.

Câu 14: Bài thơ Lá Diêu Bông viết theo thể thơ nào?

  • A. Tự do.
  • B. Ngũ ngôn.
  • C. Thất ngôn.
  • D. Lục bát.

Câu 15: Nhân vật nào được nhắc đến trong bài thơ Lá Diêu Bông?

  • A. “Tôi” và “Em”.
  • B. “Em” và “Chị”
  • C. “Em” và “Anh”.
  • D. “Anh” và “Tôi”

Câu 16: Hình tượng Lá Diêu Bông có ý nghĩa gì?

  • A. Là biểu tượng cho cái đẹp tiêu biểu của tình yêu đơn phương.
  • B. Là biểu tượng của sự chung thủy.
  • C. Là biểu tượng của sự chờ đợi. 
  • D. Là biểu tượng của tình yêu đôi lứa nồng cháy.

Câu 17:  Lá Diêu Bông là loại lá gì?

  • A. Lá diêu bông là loại lá rất hiếm gặp mọc sâu trong rừng.
  • B. Là tên gọi khác của lá bồ công anh.
  • C. Là loại lá không có thật mà chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng mà thôi.
  • D. Là loại lá có khả năng chữa bệnh cực tốt.

Câu 18: Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong bốn đoạn thơ tiếp theo có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện sự quyết tâm của người Em đi tìm bằng được Lá Diêu Bông để đưa cho Chị cùng thái độ cự tuyệt của người Chị. 
  • B. Thể hiện sự tài tình của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ.
  • C. Thể hiện sức mạnh biểu tượng của lá diêu bông trong tiềm thức của người Việt.
  • D. Thể hiện sự đau khổ tột cùng của người Em vì bị chị từ chối.

Câu 19: Để sửa lỗi câu mơ hồ bạn cần làm gì?

  • A. Phải xác định được ý cần biểu đạt.
  • B. Đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • C. Đầu tiên bạn nên xác định ý cần biểu đạt sau đó đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • D. Cần nắm bắt được ý của người viết.

Câu 20: Xác định lỗi của câu sau: Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.

  • A. Lỗi câu sai logic
  • B. Lỗi câu mơ hồ
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • D. Lỗi thiếu vị ngữ.

Câu 21: Câu “Giải bài không được xem đáp án” được hiểu theo nghĩa nào đúng nhất?

  • A. Giải bài không được thì xem đáp án.
  • B. Giải bài tuyệt đối không được xem đáp án
  • C. Giải bài không được thì nên xem đáp án.
  • D. Giải bài được thì xem đáp án.

Câu 22: Sửa lại câu sau để không bị mắc lỗi mơ hồ về nghĩa: “Đây là phương thuốc độc nhất trên đời”.

  • A. Đây là phương thuốc “độc nhất vô nhị” trên đời.
  • B. Đây là phương thuốc độc, nhất trên đời.
  • C. Phương thuốc này độc nhất trên đời.
  • D. Độc nhất trên đời là phương thuốc này.

Câu 23: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Cây khế đầu hè đã chết rồi.”

  • A. Có thể hiểu cây khế đã chết hồi đầu hè.
  • B. Có thể hiểu là cây khế ở vị trí đầu hè đã chết.
  • C. Người đọc người nghe cảm thấy vô cùng mơ hồ không thể xác định được “đầu hè” là thời điểm hay là vị trí.
  • D. Cây khế đã chết rồi.

Câu 24: Nêu cách hiểu đúng nhất của câu sau: Doanh nghiệp làm ăn có lãi rất nhiều.

  • A. Số lượng doanh nghiệp làm ăn có lãi là rất nhiều.
  • B. Doanh nghiệp làm ăn thu được rất nhiều lãi.
  • C. Doanh nghiệp này thu được rất nhiều lãi.
  • D. Doanh nghiệp có lãi rất nhiều vì làm ăn.

Câu 25: Sửa lại câu sau để không bị mắc lỗi mơ hồ về nghĩa: “Cây khế đầu hè đã chết rồi”.

  • A. Cây khế đã chết rồi đầu hè.
  • B. Cây khế ở đầu hè đã chết rồi.
  • C. Câu khế đầu hè chết rồi.
  • D. Đã chết rồi cây khế đầu hè.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác